Kinh nghiệm nuôi rắn ri tượng

Đánh giá: 0 người đã đánh giá bài báo này.
Người viết: khachnonghoc, ngày 7/29/2013, trong mục "TIN NÔNG NGHIỆP"
Tóm tắt: Kinh nghiệm nuôi rắn ri tượng

Kinh nghiệm nuôi rắn ri tượng

Rắn ri tượng là loài bò sát không độc, dễ nuôi, lớn nhanh và dễ tiêu thụ. Tuy ngoài tự nhiên khá hung dữ, nhưng khi được thuần hóa nuôi dưỡng lại rất hiền hòa, miễn là đừng chọc phá, nắm bắt đột ngột hay can thiệp không đúng cách khi chúng đang tranh mồi. Hiện loài rắn này đang được nuôi bằng nhiều loại hình, như nuôi trong khạp, trong hồ xây xi măng, trong ao có xây tường bao quanh… với nhiều loại mồi dễ tìm, giá rẻ để làm thức ăn cho chúng.

Trong điều kiện nuôi nhốt, khả năng tăng trọng cũng rất khá, nếu cho rắn tự ăn đầy đủ bằng loại mồi thích hợp thì ngay trong năm thứ nhất rắn con có thể đạt trọng lượng trên dưới 500 g/con, còn nhồi cho ăn có thể đạt đến 700 g - 1 kg/con, qua những năm sau trọng lượng còn tăng nhanh hơn, nhất là đối với rắn cái. Hiện nay giá thị trường rắn ri tượng khá cao và đã ổn định từ nhiều năm qua trong khoảng trên dưới 200.000 - 300.000 đ/ kg cho rắn thương phẩm loại 1, nên từ lâu nhiều người rất muốn phát triển nuôi loài bò sát này, nhưng trở ngại lớn nhất là khó tìm nguồn giống tốt hoặc rất khó thành công trong trường hợp nuôi dưỡng từ rắn con mới đẻ thành rắn thương phẩm.

Sau nhiều năm nuôi thử nghiệm, cho đẻ và theo dõi chăm sóc rắn con, chúng tôi ghi nhận được một vài điều sau đây :

- Rắn ri tượng sau hơn một năm tuổi, đạt trọng lượng 0,5 kg trở lên thì trưởng thành, có thể cho phối giống. Chúng dễ dàng bắt cặp với nhau ở điều kiện nuôi nhốt trong bể xi măng có các loài thực vật thủy sinh, cá biệt có con còn

bắt cặp trong điều kiện nuôi trong thùng nhựa lớn. Với tỷ lệ nuôi 3 rắn cái/1 con đực, rắn ri tượng vẫn bắt cặp và đẻ con khá tốt, trung bình trên dưới 10 - 20 con/rắn mẹ, và dường như số lượng con có tùy thuộc tuổi thành thục và cả trọng lượng lớn hay nhỏ của rắn mẹ. Chúng tôi cũng ghi nhận thêm, mùa vụ đẻ của rắn cũng kéo dài trong điều kiện nuôi nhốt, có con đẻ ngay khi bắt đầu mùa mưa tháng 4 - 5 âm lịch như ngoài tự nhiên, nhưng có con lại đến tháng 9 - 10 âm lịch mới đẻ và tỷ lệ rắn con chết lưu khá cao khoảng 30%.

- Rắn con sau khi đẻ ra 1 - 2 ngày có thể cho ăn bằng các loại mồi sống như cá nhái (nòng nọc), các loại cá giống nhỏ có kích thước không quá lớn hơn so với vòng thân của rắn. Nếu cho tự ăn bằng loại mồi sống thì sau này rắn sẽ quen và chỉ ăn mồi sống, do đó cũng có thể dùng các loại cá giá rẻ như cá rô phi, cá sặt bướm, cá lóc… còn tươi sống làm sạch và cắt nhỏ theo kích cỡ cá giống cho rắn tự ăn, hoặc chỉ nhồi nhét nếu con nào chưa quen ăn. Khi rắn lớn lên thì kích thước mồi cũng nên lớn dần, cái lợi của cách cho tự ăn là có thể dùng các loại cá chết cho rắn ăn tự nhiên đỡ phải tốn công nhồi nhét sau này và có thể nuôi với quy mô số lượng cá thể lớn hơn.

- Rắn ri tượng khi còn nhỏ có thể nuôi mật độ cao trong thùng nhựa, hồ xi măng hay lu, khạp… nhưng phải thả thực vật thủy sinh như lục bình (bèo Nhật Bản), rau ngổ, rau muống… cho rắn có nơi đeo bám để tắm nắng và thường xuyên thay nước mới đừng để bị ô nhiễm. Khi cho rắn ăn cần chú ý chúng hay tranh mồi, cần phải can thiệp kịp thời kẻo chúng nuốt nhau rồi cả hai sẽ cùng chết, bằng cách nắm ngang cổ con rắn cần can thiệp nhường mồi và dùng dao loại nhỏ trở bề sóng nhẹ nhàng đưa vào miệng, lảy nhẹ cho hai hàm răng nhả ra rồi giũ cho cả con rắn được ăn cùng con mồi rơi xuống. Rắn con nuôi nước tĩnh và cho ăn mồi sống là cá giống thường bị nhiễm bệnh của cá giống như bệnh thủy mi, bị đẹn, ký sinh trùng… nên cần phải thường xuyên xử lý thuốc, hóa chất diệt các loại bệnh nói trên đối với cá giống trước khi cho rắn ăn vài giờ.

- Để giảm giá thành và chủ động nguồn con giống, bà con có thể khởi đầu bằng cách chọn mua rắn mẹ thương phẩm có mang trứng từ sau tháng 12 âm lịch cho đến đầu mùa mưa (sờ dưới bụng rắn để biết) mang về tiếp tục nuôi chờ rắn đẻ sẽ có rắn con. Hoặc đặt mua rắn con mới đẻ tại các chủ vựa rắn vào đầu mùa mưa khoảng tháng 4 - 5 âm lịch hàng năm. Khi nuôi được một năm có thể chọn những con rắn lớn nhanh, da bóng mượt (cả đực và cái theo tỷ lệ 4 - 5 con rắn cái/1 rắn đực), để nuôi tiếp thành rắn bố mẹ cho các mùa sau.

- Trong trường hợp mua rắn thương phẩm 5 - 10 con/kg để nuôi, cần chú ý loại bỏ ra những con rắn đực thường có đoạn chót đuôi dài và hơi phình ra từ hậu môn, hay rắn bị xuyệt điện, vì chúng thường ít ăn hay không ăn mồi, nuôi sẽ không lớn và dễ chết, loại bị xuyệt điện thì thường có đường xương sống cong vênh không bình thường do bị điện giật.

KS. NGUYỄN VĂN THƯỚC, Khoa học phổ thông, 30/05/2013

 

Những lưu ý khi nuôi rắn ri tượng

Rắn ri tượng là loài bò sát không độc, tuy ngoài tự nhiên khá hung dữ, nhưng khi được thuần hóa nuôi dưỡng lại rất hiền hòa, miễn là đừng chọc phá, nắm bắt đột ngột hay can thiệp không đúng cách khi chúng đang ăn hoặc đang tranh mồi.

Trong điều kiện nuôi nhốt, khả năng tăng trọng cũng rất khá, nếu cho rắn tự ăn đầy đủ bằng loại mồi thích hợp thì ngay năm thứ nhất rắn con có thể đạt trọng lượng trên dưới 500gr, còn nhồi cho ăn có thể đạt đến 700gr-1kg/con, qua những năm sau trọng lượng còn tăng nhanh hơn nhất là đối với rắn cái. Hiện nay giá thị trường của rắn ri tượng khá cao ổn định khoảng 200.000đ/kg cho rắn thương phẩm loại 1, nên từ lâu nhiều người rất muốn phát triển nuôi bò sát này.

Sau nhiều năm nuôi thử nghiệm, cho đẻ và theo dõi chăm sóc rắn con, chúng tôi ghi nhận được một vài điều sau đây:

- Rắn ri tượng sau hơn một năm tuổi, đạt trọng lượng 0,5kg trở lên thì trưởng thành, chúng dễ dàng bắt cặp với nhau ở điều kiện nuôi nhốt trong bể xi măng có các loài thực vật thủy sinh, cá biệt có con còn bắt cặp trong điều kiện nuôi trong thùng nhựa lớn. Với tỷ lệ nuôi 3 rắn cái/1 con đực, rắn ri tượng vẫn bắt cặp và đẻ con khá tốt, trung bình trên dưới 10 – 20 con/rắn mẹ và dường như số lượng con có tùy thuộc tuổi thành thục và cả trọng lượng lớn hay nhỏ của rắn mẹ. Chúng tôi cũng ghi nhận thêm, mùa vụ đẻ của rắn cũng kéo dài trong điều kiện nuôi nhốt, có con đẻ ngay khi bắt đầu mùa mưa tháng 4 - 5 ÂL, có con lại đến tháng 9 -10 ÂL mới đẻ và tỷ lệ rắn con chết lưu khá cao khoảng 30%.

- Rắn con sau khi đẻ ra 1 – 2 ngày có thể cho ăn bằng các loại mồi sống như cá nhái (nòng nọc), các loại cá giống nhỏ có kích thước không quá lớn hơn so với vòng thân của rắn. Nếu cho tự ăn bằng loại mồi sống thì sau này rắn sẽ quen và chỉ ăn mồi sống, do đó cũng có thể dùng các loại cá giá rẻ như cá rô phi, cá sặc bướm, cá lóc… còn tươi sống làm sạch và cắt nhỏ theo kích cỡ cá giống cho rắn tự ăn, hoặc chỉ nhồi nhét nếu con nào chưa quen ăn. Khi rắn lớn lên thì kích thước mồi cũng nên lớn dần, cái lợi của cách cho tự ăn là có thể dùng các loại cá chết cho rắn ăn tự nhiên đỡ phải tốn công nhồi nhét sau này.

- Rắn ri tượng khi còn nhỏ có thể nuôi mật độ cao trong thùng nhựa, hồ xi măng hay lu, khạp… nhưng phải thả lục bình (bèo Nhật Bản) cho rắn có nơi đeo bám để tắm nắng và thường xuyên thay nước mới, đừng để bị ô nhiễm. Khi cho rắn ăn cần chú ý chúng hay tranh mồi, cần phải can thiệp kịp thời kẻo chúng nuốt nhau cả hai sẽ cùng chết, bằng cách: Nắm ngang cổ con rắn cần can thiệp nhường mồi và dùng dao Thái loại nhỏ trở bề sóng nhẹ nhàng đưa vào miệng, lảy nhẹ cho hai hàm răng nhả ra rồi cho cả con rắn được ăn cùng con mồi rơi xuống. Rắn con nuôi nước tĩnh và cho ăn mồi sống là cá giống thường bị nhiễm bệnh của cá giống như bệnh thủy mi, bị đẹn, ký sinh trùng… nên cần phải thường xuyên xử lý thuốc, hóa chất diệt các loại bệnh nói trên đối với cá giống trước khi cho rắn ăn vài giờ.

Trong trường hợp mua rắn cỡ 5 – 10 con/kg để nuôi, cần chú ý loại ra những con rắn bị xuyệc điện, vì chúng thưòng không ăn mồi, nuôi sẽ không lớn và dễ chết, loại này thường có đường xương sống cong vênh không bình thường do bị điện giật.

NNVN, 19/4/2004

Kinh nghiệm nuôi rắn Ráo Trâu, rắn Ri Voi và rắn Hổ Mang

Nuôi rắn hiện là một trong những nghề mang lại hiệu quả kinh tế cao, thu hút nhiều hộ dân tham gia. Kinh tế nông thôn xin giới thiệu kinh nghiệm nuôi rắn hổ mang (phì đen), hổ trâu và ri voi của một số hộ dân ở các tỉnh phía Bắc để bà con tham khảo. 1. Xây chuồng - Nên xây trong nhà kiên cố,... Xem chi tiết


Chia sẻ bài báo này với bạn bè.


Ý kiến bạn đọc

Viết bình luận của bạn
Name:
E-mail:
Lời bình:
Insert Cancel


Các bài báo cùng chuyên mục Các bài báo cùng chuyên mục

Nuôi gia súc


Nuôi gia cầm


Nuôi các loại khác


Phòng và trị bệnh cho cây trồng, vật nuôi


Trồng cây ăn trái


Trồng rau đậu, hoa màu


Trồng cây lương thực


Trồng hoa, cây cảnh


Trồng cây rừng, cây công nghiệp


Cây làm thuốc, con làm thuốc

Rau hoa quả làm thuốc (Thảo dược)


Trồng các loại cây khác


Phân bón

Phân bón và cách bón phân

Nước tưới và tưới nước

Tưới nước và tiết kiệm nước tưới

Trồng trọt, chăn nuôi theo mùa


Vật tư, trang thiết bị nông nghiệp


Bảo quản, chế biến sau thu hoạch


Các chuyên đề nông nghiệp khác



































NÔNG HỌC TRÊN FACEBOOK
HÃY KẾT NỐI VỚI NÔNG HỌC
Giỏ hàng

Bạn chưa bỏ gì vào giỏ hàng

Lịch sử hóa đơn

GIÁ NÔNG SẢN
Lợn hơi
55,000/Kg
Điều hạt thô
26,000/Kg
Đường Biên Hoà (loại xuất khẩu)
21,000/Kg
Muối hạt
5,500/Kg
Muối iốt
6,000/Kg
Gà Tam Hoàng hơi
72,000/Kg
Gà Công nghiệp hơi
45,000/Kg
Thịt nạc đùi bò
220,000/Kg
Thịt bò thăn
260,000/Kg
Thịt lợn đùi
85,000/Kg
Thịt nạc
95,000/Kg
Trứng vịt
34,000/Kg
Trứng gà công nghiệp
25,000/Kg
Vừng vàng loại 1
65,000/Kg
Đậu đen loại 1
50,000/Kg

Xem giá các mặt hàng khácXem giá các mặt hàng khác

Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng xâm thực ở bơm bánh răng
by nhvan226
Bơm chìm nước thải hoạt động như thế nào
by nhvan226
Giá xe Honda Winner X 2024 mới nhất và thông tin màu sắc, phiên bản, TSKT (T03/2024)
by reviewxe12345
Giá xe Honda SH 160i 2024 mới nhất và thông tin màu sắc, phiên bản, TSKT (T03/2024)
by reviewxe12345
Chi tiết phiên bản, màu sắc, thông số, giá xe Honda SH 350i 2024 (T03/2024)
by reviewxe12345
HOA LAN BÍ KÍP

Hoa Lan Bí Kíp #63
Chiêu số 66: Nếu bạn muốn khử trùng mà không dùng đến lửa thì dùng 10% thuốc tẩy giặt Chlorox (bleach) hay 3% nước Oxy già (H2O2) pha với nước.



theo hoalanvietnam.org

Hoa Lan Bí Kíp #73
Chiêu số 73: Nên tưới nước vào ngày hôm trước hoặc 4-5 giờ trước rồi mới bón phân. Đừng bao giờ tưới bón khi nhiệt độ xuống dưới 50°F (10°C).



theo hoalanvietnam.org

Hoa Lan Bí Kíp #78
Chiêu số 78: Không nên tưới vào lá khi trời nắng gắt. Lá và mầm non sẽ bị cháy.



theo hoalanvietnam.org

Hoa Lan Bí Kíp #70
Chiêu số 70: Vào mùa lạnh hãy phun hơi sương với bình xịt chứa nước nóng, tránh xịt vào hoa.



theo hoalanvietnam.org

Hoa Lan Bí Kíp #41
Chiêu số 41: Chia lan với hai hay nhiều củ mầm cộng với bộ rễ hoàn hảo sẽ làm cho cây sống dễ dàng hơn.



theo hoalanvietnam.org

Hoa Lan Bí Kíp #65
Chiêu số 64: Nếu hồ nghi, cứ dùng phân 20-20-20 là an toàn hơn cả.



theo hoalanvietnam.org

Hoa Lan Bí Kíp #30
Chiêu số 30: Dùng một thìa cà-phê Epsom Salt cho mỗi gallon nước coi như phụ với Magnesium, tưới mỗi ba tháng để làm tan rã chất muối tồn đọng trong chất trồng lan.



theo hoalanvietnam.org

Hoa Lan Bí Kíp #36
Chiêu số 36: Sau khi thay chậu, giữ cho cây lan khô ráo 1 tuần làm cho rễ bị gãy, giập chóng lành và tránh nhiễm độc.



theo hoalanvietnam.org

Hoa Lan Bí Kíp #26
Chiêu số 26: Giữ cho rễ khoẻ mạnh bằng cách tưới nước vừa phải, bón phân đúng cách thì lá và hoa sẽ đương nhiên tốt tươi.



theo hoalanvietnam.org

Hoa Lan Bí Kíp #62
Chiêu số 62: Hãy dùng chậu có nhiều lỗ ở đáy. Nên nhớ hoa lan không biết bơi.



theo hoalanvietnam.org

chợ nông sản

Hãy khám phá chức năng mới của chúng tôi: tạo gian hàng, đăng sản phẩm để rao bán trực tuyến một cách miễn phí.

Cơ hội để bạn mở rộng kinh doanh, tìm kiếm đối tác và tăng doanh số nhanh nhất.

Bạn cũng đang kinh doanh trong lĩnh vực nông sản?

Tham gia ngay

KỸ THUẬT THỦY SẢN

Kỹ thuật nuôi tôm



Phòng & trị bệnh


Kỹ thuật nuôi cá


Kỹ thuật nuôi các loại thủy hải sản khác


Môi trường nước


Nuôi thủy sản theo mùa


Vật tư & trang thiết bị: thuốc, hóa chất xử lý môi trường, thức ăn, dụng cụ, thiết bị


Nuôi thủy sản theo luật và tiêu chuẩn


An toàn thực phẩm thủy hải sản


Các chuyên đề khác

Video clip nông nghiệp, thủy sản
Hỏi - đáp, thảo luận
Tin tức về các kỹ thuật mới
Các cơ quan khuyến nông - ngư
Các cơ sở đào tạo & nghiên cứu
Sách, giáo trình và website

WEBSITE LIÊN KẾT