Hoa Lan Bí Kíp #28
Chiêu số 28:
Bạn đừng bao giờ tưới quá nhiều nước cho cây mà chỉ nên tưới nhiều lần cho cây mà thôi.
theo hoalanvietnam.org
Hoa Lan Bí Kíp #46
Chiêu số 46:
Quan trọng nhất vẫn là thoáng khí vì sẽ gỉảm thiểu bệnh tật gây ra vì tưới quá nhiều, hay vì quá nóng hay quá ẩm. Nên kiếm một cái quạt nhỏ cho những cây để trong nhà.
theo hoalanvietnam.org
Hoa Lan Bí Kíp #6
Chiêu số 6:
Mỗi vườn, mỗi vùng có tiểu khí hậu khác nhau, cho nên việc thay đổi cách trồng và tưới theo vườn người khác nên cân nhắc cẩn trọng.
theo hoalanvietnam.org
Hoa Lan Bí Kíp #79
Chiêu số 79:
Tưới sau khi thay chậu đươc hai đến ba tuần. Không tưới cũng là cách kích thích rễ mau ra.
theo hoalanvietnam.org
Hoa Lan Bí Kíp #30
Chiêu số 30:
Dùng một thìa cà-phê Epsom Salt cho mỗi gallon nước coi như phụ với Magnesium, tưới mỗi ba tháng để làm tan rã chất muối tồn đọng trong chất trồng lan.
theo hoalanvietnam.org
Hoa Lan Bí Kíp #52
Chiêu số 52:
Khi chia cây hay cắt cây con “keiki”, ta rắc bột quế vào chỗ cắt để tránh lây bệnh.
theo hoalanvietnam.org
Hoa Lan Bí Kíp #80
Chiêu số 80:
Lan không ưa không khí tù hãm và ưa có sự lay chuyển không khí cho nên cần một chiếc quạt nhỏ có thể xoay chuyển được (oscillating).
theo hoalanvietnam.org
Hoa Lan Bí Kíp #47
Chiêu số 47:
Dùng một phần sữa một phần nước để chùi hay làm bóng lá lan. Thật kỳ diệu vì vừa không độc hại mà lại có sẵn.
theo hoalanvietnam.org
Hoa Lan Bí Kíp #21
Chiêu số 21:
Để đỡ những cây lan có rễ bò ra ngoài như Vanda hoặc Epidendrum thì dùng ba que tre, buộc chụm lại trên đầu (như cái lều mọi).
theo hoalanvietnam.org
Hoa Lan Bí Kíp #16
Chiêu số 16:
Vào mùa nóng, khô, ta có thể nhúng cả chậu vào nước sạch hoặc (nếu cần) nhúng toàn thân cây lan vào nước khoảng 15 phút. Làm như vậy mỗi tháng ta có thể ngăn ngừa sâu bọ làm ổ và rửa sạch những chất khoáng tồn đọng trong chậu.
theo hoalanvietnam.org