Phơi lúa trong lều

Đánh giá: 0 người đã đánh giá bài báo này.
Người viết: khachnonghoc, ngày 7/29/2013, trong mục "TIN NÔNG NGHIỆP"
Tóm tắt: Phơi lúa trong lều

Phơi lúa trong lều

Vừa qua, tôi có dịp đi công tác tại huyện Thoại Sơn (An Giang), thấy bà con phơi lúa trong lều, ngay cả lúc gặp mưa mà vẫn rất nhàn nhã.

Gặp anh Nguyễn Hữu Sáng, người đã áp dụng phơi lúa bằng lều mấy năm nay, anh tâm sự: Trước đây mỗi khi vào vụ thu hoạch lúa hè thu tôi thường đem lúa ra lộ để phơi. Phơi trên lộ rất nguy hiểm cho người tham gia giao thông và mấy năm nay Nhà nước cũng đã cấm phơi lúa trên lộ. Thời gian gần đây tôi thấy nhiều bà con làm lều che trên sân nhà để phơi lúa rất tiện lợi nên tôi cũng làm theo.

Từ khi anh Sáng biết cách làm lều phơi lúa không lo lúa bị ướt hay nguy hiểm do tại nạn giao thông nữa. Cách làm lều che trên sân phơi lúa của anh Sáng và của nhiều bà con nông dân ở đây khá đơn giản. Lều được dựng trên nền sân phơi, xung quanh có hệ thống thoát nước dễ dàng. Lều được làm theo dạng một mái và hai mái.

Lều dạng 2 mái được làm như như hình tam giác trông như hai mái nhà. Thông thường bà con dùng tre hoặc cây gỗ tạp dựng thành một hàng cột giữa sân có chiều cao khoảng 2,5- 3 mét với số lượng từ 6-10 tùy theo chiều dài của sân, khoảng cách mỗi cột là 2 mét. Trên đầu cột này được buộc với một cây tre chạy dài suốt sân, cây tre có tác dụng như một nóc nhà. Hai bên lề của sân được đóng một hàng cọc chạy dài suốt sân, cao 20 cm và cách nhau 1 m. Sau đó dùng dây chì (số 3) hoặc dây ni-lon đen (loại dây có đường kính bằng chiếc tăm xe đạp) buộc từ cọc bên này đến cây tre trên nóc và kéo xuống cột chặt vào đầu cọc bên kia. Sau đó dùng tấm đệm có kích thước tương ứng với sân phơi phủ trùm lên trên rồi kéo 2 đầu tấm đệm xuống buộc vào các cọc phía ngoài sân phơi. Lúc trời nắng thì kéo tấm đệm về một phía để cho nắng vào sân phơi, khi gặp trời mưa thì kéo tấm đệm che sân lại rất nhẹ nhàng, nhanh chóng.

Đối với dạng lều che sân phơi một mái rất đơn giản: Treo một cây tre dài suốt chiều ngang của sân lên mái danh nhà trước. Sau đó cột các sợi dây ni-lon lên cây tre này rồi kéo xuống buộc chặt vào các cọc cây được đóng sẵn trước mặt ngoài sân phơi. Buộc một đầu của tấm đệm chạy dọc theo cây đòn tay của mái nhà. Đầu tấm đệm còn lại được luồn một cây tre nhỏ chạy dọc hết tấm đệm. Khi trời nắng bà con cuốn tấm ga lại và treo ngược lên cây đòn tay. Khi có mưa bà con chỉ cần tháo dây treo thì tấm ga sẽ tự động xổ xuống đến đầu cọc ở mặt đất, phủ trùm lên sân để bảo vệ số lúa không bị ướt.

Với cách làm lều như trên bà con đã tạo ra một mái che rất thuận lợi cho việc che lúa vào lúc trời mưa và chiều tối mà không cần phải kéo lúa lại. Gặp trời mưa nhiều ngày, với lượng lúa ít thì bà con cứ trải đều trên sân, lượng lúa nhiều thì cào lúa như những luống khoai, thỉnh thoảng đảo lúa hoặc có thể dùng quạt điện đặt ở một đầu theo hướng gió cho gió thổi làm lúa nhanh ráo vỏ sẽ giúp lúa không bị lên mộng.

Khi hết vụ phơi lúa trong mùa mưa bà con có thể tháo dây và tấm ga xuống cất vào nơi khô ráo để sử dụng cho những vụ lúa tiếp theo. Chi phí cho việc làm lều không cao lắm, tre thì đa số tự túc được, dây và tấm cho một sân 100 m2 khoảng 1- 1,2 triệu tùy theo bà con chọn loại tấm đệm giá cao hay thấp. Thời gian sử dụng của lều che này có thể kéo dài từ 5-7 năm.

ĐỖ QUẢNG - Nông nghiệp Việt Nam, 08/09/2010

www.vietlinh.vn

Ebook Kỹ thuật phơi và bảo quản kín lúa giống: Phần 2

Nối tiếp nội dung của phần 1 cuốn sách "Kỹ thuật phơi và bảo quản kín lúa giống", phần 2 giới thiệu tới người đọc các kỹ thuật phơi lúa giống, kỹ thuật bảo quản kín lúa giống, tính lợi ích kinh tế. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết. Xem chi tiết


Chia sẻ bài báo này với bạn bè.


Ý kiến bạn đọc

Viết bình luận của bạn
Name:
E-mail:
Lời bình:
Insert Cancel


Các bài báo cùng chuyên mục Các bài báo cùng chuyên mục

Nuôi gia súc


Nuôi gia cầm


Nuôi các loại khác


Phòng và trị bệnh cho cây trồng, vật nuôi


Trồng cây ăn trái


Trồng rau đậu, hoa màu


Trồng cây lương thực


Trồng hoa, cây cảnh


Trồng cây rừng, cây công nghiệp


Cây làm thuốc, con làm thuốc

Rau hoa quả làm thuốc (Thảo dược)


Trồng các loại cây khác


Phân bón

Phân bón và cách bón phân

Nước tưới và tưới nước

Tưới nước và tiết kiệm nước tưới

Trồng trọt, chăn nuôi theo mùa


Vật tư, trang thiết bị nông nghiệp


Bảo quản, chế biến sau thu hoạch


Các chuyên đề nông nghiệp khác



































NÔNG HỌC TRÊN FACEBOOK
HÃY KẾT NỐI VỚI NÔNG HỌC
Giỏ hàng

Bạn chưa bỏ gì vào giỏ hàng

Lịch sử hóa đơn

GIÁ NÔNG SẢN
Lợn hơi
55,000/Kg
Điều hạt thô
26,000/Kg
Đường Biên Hoà (loại xuất khẩu)
21,000/Kg
Muối hạt
5,500/Kg
Muối iốt
6,000/Kg
Gà Tam Hoàng hơi
72,000/Kg
Gà Công nghiệp hơi
45,000/Kg
Thịt nạc đùi bò
220,000/Kg
Thịt bò thăn
260,000/Kg
Thịt lợn đùi
85,000/Kg
Thịt nạc
95,000/Kg
Trứng vịt
34,000/Kg
Trứng gà công nghiệp
25,000/Kg
Vừng vàng loại 1
65,000/Kg
Đậu đen loại 1
50,000/Kg

Xem giá các mặt hàng khácXem giá các mặt hàng khác

Top 5 Ecommerce Platforms To Build A Website Store In 2021
by SmartOSC Zoho
Thực Hư Chuyện Tinycat99 Lừa Đảo? Có Nên Tin Tưởng Nhà Cái Tinycat99?
by nguyenbich
Điểm cung cấp trực tiếp Máy lạnh giấu trần MITSU HEAVY nối gió giá hữu nghị
by maylanhvinhphat
Kim cương 5 ly có giá bao nhiêu? 5 ly là bao nhiêu carat?
by duyhung1123456
Chọn ổ nhẫn kim cương đẹp - Những cách chọn ổ nhẫn hảo hạng
by duyhung1123456
HOA LAN BÍ KÍP

Hoa Lan Bí Kíp #53
Chiêu số 53: Dùng lưỡi dao cạo "xài rồi bỏ" (disposable razor blades) để cắt rễ hay chia cây; sau đó bỏ đi. Tính ra chỉ có 5 cent cho mỗi cây.



theo hoalanvietnam.org

Hoa Lan Bí Kíp #87
Chiêu số 87: Khi thấy cây lan èo uột vàng úa mà bón thêm phân, tưới thêm nước là sớm đưa cây lan về cõi chết.



theo hoalanvietnam.org

Hoa Lan Bí Kíp #22
Chiêu số 22: Ở những vùng ấm áp, cố gắng gắn lan lên những cây trong vườn. Khi có hoa nhìn tự nhiên hơn là trồng trong chậu.



theo hoalanvietnam.org

Hoa Lan Bí Kíp #42
Chiêu số 42: Cymbidiums thích ẩm nhưng lại ghét nước, và thích khô ráo nhưng lại ghét vừa khô vừa nóng.



theo hoalanvietnam.org

Hoa Lan Bí Kíp #23
Chiêu số 23: Ráng trồng Vanda trong rổ treo bằng thép mà không có đất trồng. Dây thép không mục nên khỏi phải thay chậu.



theo hoalanvietnam.org

Hoa Lan Bí Kíp #53
Chiêu số 53: Dùng lưỡi dao cạo "xài rồi bỏ" (disposable razor blades) để cắt rễ hay chia cây; sau đó bỏ đi. Tính ra chỉ có 5 cent cho mỗi cây.



theo hoalanvietnam.org

Hoa Lan Bí Kíp #77
Chiêu số 77: Nên nhớ việc tưới nhiều hay ít, thưa hay mau còn tùy thuộc vào nhiệt độ và độ ẩm cao hay thấp nữa.



theo hoalanvietnam.org

Hoa Lan Bí Kíp #37
Chiêu số 37: Nếu cây lai giống Sophrolaeliacattlya không mọc mạnh thì đem bỏ vào cooler và tăng ánh sáng chung quanh để giúp cây phát triển.



theo hoalanvietnam.org

Hoa Lan Bí Kíp #49
Chiêu số 49: Nên tưới vào buổi sáng, chứ đừng tưới vào lúc buổi chiều nóng bạn đi làm về.



theo hoalanvietnam.org

Hoa Lan Bí Kíp #52
Chiêu số 52: Khi chia cây hay cắt cây con “keiki”, ta rắc bột quế vào chỗ cắt để tránh lây bệnh.



theo hoalanvietnam.org

chợ nông sản

Hãy khám phá chức năng mới của chúng tôi: tạo gian hàng, đăng sản phẩm để rao bán trực tuyến một cách miễn phí.

Cơ hội để bạn mở rộng kinh doanh, tìm kiếm đối tác và tăng doanh số nhanh nhất.

Bạn cũng đang kinh doanh trong lĩnh vực nông sản?

Tham gia ngay

KỸ THUẬT THỦY SẢN

Kỹ thuật nuôi tôm



Phòng & trị bệnh


Kỹ thuật nuôi cá


Kỹ thuật nuôi các loại thủy hải sản khác


Môi trường nước


Nuôi thủy sản theo mùa


Vật tư & trang thiết bị: thuốc, hóa chất xử lý môi trường, thức ăn, dụng cụ, thiết bị


Nuôi thủy sản theo luật và tiêu chuẩn


An toàn thực phẩm thủy hải sản


Các chuyên đề khác

Video clip nông nghiệp, thủy sản
Hỏi - đáp, thảo luận
Tin tức về các kỹ thuật mới
Các cơ quan khuyến nông - ngư
Các cơ sở đào tạo & nghiên cứu
Sách, giáo trình và website

WEBSITE LIÊN KẾT