Sự suy giảm nồng độ ôxy trong ao nuôi

Đánh giá: 0 người đã đánh giá bài báo này.
Người viết: khachnonghoc, ngày 7/29/2013, trong mục "TIN NÔNG NGHIỆP"
Tóm tắt: Sự suy giảm nồng độ ôxy trong ao nuôi

Sự suy giảm nồng độ ôxy trong ao nuôi

 

Từ tháng 6 đến tháng 10, nồng độ ôxy suy giảm là phổ biến nhất gây ra cá chết trong ao. Sự suy giảm của nồng độ ôxy trong ao sẽ xảy ra khi điều kiện đòi hỏi lớn hơn môi trường cung cấp. Khi quan sát thấy cá biến màu thì đã quá muộn dẫn đến cá chết hàng loạt. Tuy nhiên, sự suy giảm ôxy thường có thể biết trước và kiểm tra được trước khi cá bắt đầu chết và việc đo có thể tránh cho cá chết. 

Nguyên nhân gây suy giảm nồng độ ôxy hoà tan.

Sự suy giảm nồng độ ôxy hoà tan trong ao là do sự đòi hỏi lớn hơn việc cung cấp. Các động vật sống ở dưới nước, thực vật, và các chất hữu cơ phân rã đòi hỏi có ôxy. Thực vật sống dưới nước cơ bản sản sinh ra ôxy. Thực vật sản sinh ra ôxy là một quá trình quang hợp. Tốc độ quang hợp phụ thuộc vào ánh sáng. Dưới ảnh hưởng của ánh sáng mặt trời, quá trình quang hợp thay đổi trong ngày. Mức ôxy thường cao thường cao vào buổi trưa và thấp trước khi mặt trời mọc. Cá chết thường xẩy ra khi vào thời gian ban đêm hơn là vào ban ngày. Nước ấm cũng không chứa nhiều ôxy hơn nước lạnh. Nhưng trong những tháng khí hậu ấm, do quản lý ao tồi cho quá nhiều thức ăn dư thừa, phân chuồng hoặc các hoá chất xử lý rong tảo có thể gây ra sự suy giảm ôxy và cá chết.

Trong những tháng khí hậu ấm, nước trong ao phân tầng thành ba lớp. Lớp trên cùng là lớp nước ấm và chứa tảo sản sinh ôxy. Gió cũng tác động phân bố ôxy trên lớp bề mặt. Hầu hết các loại cá sống trên lớp bề mặt. Lớp giữa là lớp mỏng có sự thay đổi nhanh về nhiệt độ và mức độ ôxy. Lớp đáy là lớp nước ao tù, lạnh và có ít ôxy. Nó không trộn lẫn với lớp trên trong khi khí hậu ấm. Cá ít khi xuống lớp này.

Sự suy giảm ôxy có thể xẩy ra khi có sự xáo trộn mạnh giữa các lớp. Thí dụ do mưa lớn, gió thổi mạnh trong một thời gian dài, nước lạnh đột ngột trong ao.

Trong những ngày khí hậu ấm có nhiều mây, lặng gió cũng có thể thiếu ôxy và cá chết. Điều đó xẩy ra khi tốc độ quang hợp và cung cấp ôxy thường xuyên phụ thuộc vào cường độ ánh sáng. Khi trong ao tảo phát triển mạnh mà vài ngày thiếu sáng và lặng gió thì có thể không đủ ôxy cho việc hô hấp và phân rã của nó.

Các chủ ao sẽ phải để ý đến khả năng thiếu ôxy nếu một trong những điều kiện sau tồn tại

  • Sau khi mưa lớn.
  • Trong thời kỳ có gió lớn.
  • Trong thời gian những ngày nhiều mây, lặng gió.
  • Trong khi mưa khi nhiệt độ không khí lạnh đột ngột.
  • Sau khi xử lý hoá chất các rong rêu dưới nước.

Nếu một trong các điều kiện trên xẩy ra, người chủ ao phải xem xét kỹ ao của mình hàng ngày nồng độ ôxy hoà tan trong ao. 

Dấu hiệu của việc thiếu ôxy.

Có một vài dấu hiệu cho thấy thiếu ôxy:

  • Một số lớn cá bơi nổi trên bề mặt và ngáp không khí lúc đêm hoặc lúc gần sáng. Nếu có động thì cá sẽ lặn xuống nhưng nhanh chóng trở lại mặt nước.
  • Nếu lượng ôxy giảm nhưng chưa đến mức làm chết cá thì cá sẽ nổi trên bề mặt nước vào buổi sáng sớm và lặn xuống nước sâu có tích trữ ôxy trong ngày. Nếu một vài ngày như vậy thì người chủ ao phải bổ sung ôxy cho nước trong ao.
  • Cá bắt đầu biếng ăn.

Kiểm tra nồng độ ôxy trong nước là việc làm cần thiết để theo dõi chặt chẽ mọi diễn biến không có lợi cho việc nuôi tôm cá. Máy đo nồng độ ôxy hoà tan là thiết thực cho mục đích này. Việc kiểm tra nồng độ ôxy hoà tan trong ao thường được thực hiện vào lúc sáng sớm hay muộn hơn một chút. Nếu nồng độ ôxy hoà tan trong ao nhỏ hơn ba phần triệu ( 3mg/l ) trên lớp bề mặt của ao thì ngay lập tức người chủ ao phải hành động để bổ sung ôxy.

Điều này sẽ không thực tế đối với người chủ có nhiều ao. Tốt nhất là nên đánh giá nồng độ ôxy hoà tan bằng cách đo nồng độ ôxy hoà tan trong ao vào mỗi buổi tối và sau đó vài giờ. Từ các giá trị đo nồng độ ôxy này ta có thể đánh giá được nồng độ ôxy trong suốt buổi tối đến sáng hôm sau.

Lượng ôxy cần thiết của cá phụ thuộc vào loài, độ trưởng thành và điều kiện sống. Hầu hết cá cần khoảng 3mg/l để sống được. Nồng độ ôxy hoà tan trong nước từ 5 mg/l đến lớn hơn cho điều kiện nuôi tốt nhất. 

Xử lý khẩn cấp

Nếu quan sát thấy có dấu hiệu nồng độ ôxy suy giảm thì phải xử lý khẩn cấp ngay để tránh giảm tiếp. Các phương pháp xử lý vật lý và hoá học sau là rất có hiệu quả.

A. Phương pháp xử lý vật lý

Cách xử lý vật lý hiệu quả nhất là dùng quạt nước.

Bất cứ phương pháp nào được sử dụng như phun nước hay quạt nước đều có những ưu khuyết điểm của nó. Phương pháp quạt nước được sử dụng cũng phải đảm bảo không khuấy trộn bùn ở dưới đáy ao lên. Bùn đáy ao chứa rất nhiều chất hữu cơ và vi khuẩn yếm khí sẽ góp phần làm giảm nồng độ ôxy hoà tan nếu nó được trộn trong nước.

Có nhiều loại quạt nước tuỳ thuộc vào công suất, loại động cơ gắn ngoài hay gắn trong. Hoặc dùng bơm có công suất lớn để bơm nước vào ra hay phun mưa. Cũng có thể thay nước cho ao. 

B. Phương pháp xử lý hoá học

Thêm khoảng 6 đến 8 pounds (0.45 kg) thuốc tím trên một mẫu Anh (0.4 heta). Nước sẽ có màu tím. Nếu màu nước biến mất trong vòng một giờ thì xử lý lại bằng một nửa lượng đó. Thuốc tím có độc cho cá nên không dùng nhiều quá.

Bón 50 đến 100 pounds phân lân trên một mẫu Anh bề mặt. Nó sẽ giúp thảm thực vật dưới nước phát triển và sản sinh ra ôxy.

Bón 50 pounds vôi tôi trên một mẫu Anh . Việc đó sẽ làm giảm nồng độ khí Carbonnic trong nước và làm duy trì nồng độ ôxy hoà tan trong nước tốt hơn cho cá. Vôi là vật liệu có độc cho cá nên cũng không bón nhiều quá và nên bón vào chiều tối.

Nói chung các vật liệu kể trên đều có thể bón riêng biệt nhưng hiệu quả nhất là bón kết hợp cả ba loại. Với thuốc tím nên bón vào buổi sáng sớm khi phát hiện thiếu ôxy. Phân lân thì nên bón vào buổi trưa và bón vôi vào buổi chạng vạng tối. Hợp lý nhất là sau mỗi lần thu hoạch xong nên xử lý trước bằng ba hoá chất trên. Khi việc thiếu ôxy hoà tan xẩy ra thì cần phải xử lý ngay là cần thiết. Nếu các hoá chất trên chưa sẵn có tại ao thì cá có thể chết chỉ trong một vài giờ. Do đó việc tích trữ hoá chất gần ao là cần thiết giúp tránh được cá bị chết.

Để tránh bị nghèo ôxy trong ao thì phải quản lý ao tốt. Sau khi sự cố thiếu ôxy trong ao xẩy ra và khắc phục xong, phải tìm hiểu và tìm ra nguyên nhân thiếu ôxy trong ao. Ôxy trong ao có thể thiếu hụt một chút và số cá sống sót sẽ dễ bị mắc bệnh và bị các động vật ký sinh. Cần phải theo dõi số cá này trong một vài tuần, nếu thấy thiếu ôxy thì phải xử lý ngay.

Nếu số lượng cá chết do thiếu ôxy cao thì có thể cần thiết phải thay nước ao và có thể phải làm sạch ao. Nếu có các vấn đề nghiêm trọng thì nên báo cho đơn vị thuỷ sản ở địa phương kịp thời giải quyết. 

 

Đào Đức Khang, Trích dịch "Oxygen depletion in ponds." của George W. Lewis, Giáo sư ngành thuỷ sản và cá, Đại học Georgia, USA.

 

Hệ thống cung cấp ôxy trong ao nuôi tôm

Trong ao nuôi tôm bán thâm canh và thâm canh, đặc biệt nuôi với mật độ cao, việc cung cấp ôxy góp phần quyết định sự thành công của cả vụ nuôi. Tác dụng Quạt nước và máy nén khí (gọi chung là hệ thống sục khí) hiện nay là hai nguồn cung cấp ôxy cho ao nuôi tôm. Ngoài ra, hệ thống quạt nước còn... Xem chi tiết


Chia sẻ bài báo này với bạn bè.


Ý kiến bạn đọc

Viết bình luận của bạn
Name:
E-mail:
Lời bình:
Insert Cancel


Các bài báo cùng chuyên mục Các bài báo cùng chuyên mục

Nuôi gia súc


Nuôi gia cầm


Nuôi các loại khác


Phòng và trị bệnh cho cây trồng, vật nuôi


Trồng cây ăn trái


Trồng rau đậu, hoa màu


Trồng cây lương thực


Trồng hoa, cây cảnh


Trồng cây rừng, cây công nghiệp


Cây làm thuốc, con làm thuốc

Rau hoa quả làm thuốc (Thảo dược)


Trồng các loại cây khác


Phân bón

Phân bón và cách bón phân

Nước tưới và tưới nước

Tưới nước và tiết kiệm nước tưới

Trồng trọt, chăn nuôi theo mùa


Vật tư, trang thiết bị nông nghiệp


Bảo quản, chế biến sau thu hoạch


Các chuyên đề nông nghiệp khác



































NÔNG HỌC TRÊN FACEBOOK
HÃY KẾT NỐI VỚI NÔNG HỌC
Giỏ hàng

Bạn chưa bỏ gì vào giỏ hàng

Lịch sử hóa đơn

GIÁ NÔNG SẢN
Lợn hơi
55,000/Kg
Điều hạt thô
26,000/Kg
Đường Biên Hoà (loại xuất khẩu)
21,000/Kg
Muối hạt
5,500/Kg
Muối iốt
6,000/Kg
Gà Tam Hoàng hơi
72,000/Kg
Gà Công nghiệp hơi
45,000/Kg
Thịt nạc đùi bò
220,000/Kg
Thịt bò thăn
260,000/Kg
Thịt lợn đùi
85,000/Kg
Thịt nạc
95,000/Kg
Trứng vịt
34,000/Kg
Trứng gà công nghiệp
25,000/Kg
Vừng vàng loại 1
65,000/Kg
Đậu đen loại 1
50,000/Kg

Xem giá các mặt hàng khácXem giá các mặt hàng khác

Top 5 Ecommerce Platforms To Build A Website Store In 2021
by SmartOSC Zoho
Thực Hư Chuyện Tinycat99 Lừa Đảo? Có Nên Tin Tưởng Nhà Cái Tinycat99?
by nguyenbich
Điểm cung cấp trực tiếp Máy lạnh giấu trần MITSU HEAVY nối gió giá hữu nghị
by maylanhvinhphat
Kim cương 5 ly có giá bao nhiêu? 5 ly là bao nhiêu carat?
by duyhung1123456
Chọn ổ nhẫn kim cương đẹp - Những cách chọn ổ nhẫn hảo hạng
by duyhung1123456
HOA LAN BÍ KÍP

Hoa Lan Bí Kíp #68
Chiêu số 68: Hãy coi hoa lan như con vật cưng (pet) nuôi trong nhà và cho ăn cùng với nước uống. Được vậy cây lan sẽ hoan hỉ lắm.



theo hoalanvietnam.org

Hoa Lan Bí Kíp #77
Chiêu số 77: Nên nhớ việc tưới nhiều hay ít, thưa hay mau còn tùy thuộc vào nhiệt độ và độ ẩm cao hay thấp nữa.



theo hoalanvietnam.org

Hoa Lan Bí Kíp #47
Chiêu số 47: Dùng một phần sữa một phần nước để chùi hay làm bóng lá lan. Thật kỳ diệu vì vừa không độc hại mà lại có sẵn.



theo hoalanvietnam.org

Hoa Lan Bí Kíp #2
Chiêu số 2 Tưới phân loãng nhiều lần tốt hơn tưới dầy nồng độ cao.



theo hoalanvietnam.org

Hoa Lan Bí Kíp #50
Chiêu số 50: Để cho cây lên đều nên xoay chậu thường xuyên. Để giữ rễ mọc trong chậu, ta nên xoay sao cho rễ hướng về nguồn sáng.



theo hoalanvietnam.org

Hoa Lan Bí Kíp #48
Chiêu số 48: Cái rây bột có thể dùng làm cái rổ trồng lan mà lại rẻ tiền.



theo hoalanvietnam.org

Hoa Lan Bí Kíp #82
Chiêu số 82: Khi tưới phải đợi cho khô rồi mới tưới và tưới cho thật đẫm, hoặc tưới đi rồi tưới lại.



theo hoalanvietnam.org

Hoa Lan Bí Kíp #7
Chiêu số 7: Từ từ mua lan, không nên mua một lúc nhiều cây quá, hãy trồng thử một năm xem mình yêu thích lan tới mức độ nào.



theo hoalanvietnam.org

Hoa Lan Bí Kíp #35
Chiêu số 35: Nên thay chậu ít nhất mỗi 2 năm một lần và chỉ tưới sau một tuần lễ.



theo hoalanvietnam.org

Hoa Lan Bí Kíp #42
Chiêu số 42: Cymbidiums thích ẩm nhưng lại ghét nước, và thích khô ráo nhưng lại ghét vừa khô vừa nóng.



theo hoalanvietnam.org

chợ nông sản

Hãy khám phá chức năng mới của chúng tôi: tạo gian hàng, đăng sản phẩm để rao bán trực tuyến một cách miễn phí.

Cơ hội để bạn mở rộng kinh doanh, tìm kiếm đối tác và tăng doanh số nhanh nhất.

Bạn cũng đang kinh doanh trong lĩnh vực nông sản?

Tham gia ngay

KỸ THUẬT THỦY SẢN

Kỹ thuật nuôi tôm



Phòng & trị bệnh


Kỹ thuật nuôi cá


Kỹ thuật nuôi các loại thủy hải sản khác


Môi trường nước


Nuôi thủy sản theo mùa


Vật tư & trang thiết bị: thuốc, hóa chất xử lý môi trường, thức ăn, dụng cụ, thiết bị


Nuôi thủy sản theo luật và tiêu chuẩn


An toàn thực phẩm thủy hải sản


Các chuyên đề khác

Video clip nông nghiệp, thủy sản
Hỏi - đáp, thảo luận
Tin tức về các kỹ thuật mới
Các cơ quan khuyến nông - ngư
Các cơ sở đào tạo & nghiên cứu
Sách, giáo trình và website

WEBSITE LIÊN KẾT