Bệnh chổi rồng

Đánh giá: 0 người đã đánh giá bài báo này.
Người viết: khachnonghoc, ngày 7/29/2013, trong mục "TIN NÔNG NGHIỆP"
Tóm tắt: Bệnh chổi rồng

Bệnh chổi rồng

Tại huyện Châu Thành (Hậu Giang), một số nhà vườn bước đầu thành công với phương pháp “phòng trừ tổng hợp”, hiệu quả đạt từ 80-90% chổi rồng gây hại trên cây nhãn.

Ông Nguyễn Văn Nam, ở ấp Phước Hòa, xã Đông Phước A là một trong những hộ nghiên cứu và áp dụng thành công phương pháp phòng trừ tổng hợp trên cây nhãn.

Ông Nam cho biết: “Chổi rồng được xác định do nhện lông nhung làm tác nhân truyền bệnh nên người dân tìm mọi cách để tiêu diệt loài dịch hại nguy hiểm này. Ban đầu, do không nắm được phương pháp nên khó tiêu diệt và mức độ ảnh hưởng ngày càng nhiều. Đã có nhiều nông dân đốn nhãn để chuyển qua trồng cam sành. Gần đây các nhà vườn đã tham khảo và chọn cách phòng trừ nhện lông nhung bằng phương pháp tổng hợp theo gợi ý của các nhà khoa học và bước đầu mang lại kết quả khả quan”. 

Theo ông Nam, sau khi phát hiện nhãn nhiễm bệnh, nhà vườn tiến hành cưa bỏ tất cả các cành trong vườn, sau đó đem đi thiêu hủy để diệt mầm bệnh. Khoảng 3-4 ngày sau, khi chồi non vừa nhú lên, bà con sẽ phun một số loại thuốc trừ sâu, bọ trĩ, nhện… để bảo vệ chồi tránh nhện tấn công, cách một tuần tiếp tục phun lần hai và phun thêm một lần cuối ở tuần kế tiếp. Khi lá nhãn đã già thì khả năng tấn công của nhện lông nhung sẽ hạn chế. Bên cạnh việc quản lý chồi non, các nhà vườn cần chú ý về chế độ bón phân cân đối và luôn tạo độ ẩm cho cây để tăng tính đề kháng. Thường xuyên vệ sinh thân nhãn nhằm tạo sự thông thoáng và hạn chế nhện ẩn núp. Việc phun xịt phải thực hiện đồng loạt và luân phiên thay đổi thuốc nhằm tránh hiện tượng kháng thuốc. 

Sau thời gian áp dụng phương pháp phòng trừ tổng hợp nhện lông nhung, vườn nhãn của ông và nhiều người dân nơi đây dần hồi phục trở lại từ 80-90% so với ban đầu.

Ông Nam bộc bạch: “Mặc dù không được như ban đầu, nhưng đây cũng là tín hiệu đáng mừng, giúp cho các nhà vườn trồng nhãn cảm thấy an tâm vì có được nguồn thu nhập”. Với 5 công nhãn đang cho trái, ông Nam ước tính năng suất vụ này đạt trên 9 tấn khi thu hoạch.

Anh Trần Văn Đức, cán bộ khuyến nông xã Đông Phước A, cho biết: Để phòng trừ nhện lông nhung thành công bằng phương pháp tổng hợp đòi hỏi các nhà vườn phải đồng loạt thực hiện thì mới dập tắt được dịch. Nếu chỉ một vài hộ thực hiện thì chỉ phòng trừ được một mùa, các vụ sau phải tiến hành làm lại do các cây xung quanh đã lây lan nên tốn nhiều chi phí. Ngành nông nghiệp địa phương đang phổ biến và vận động người dân đồng loạt áp dụng phương pháp này nhằm đem lại kết quả cao. Nếu vào thời điểm bùng phát dịch (năm 2011), toàn xã có 98ha vườn nhãn bị nhiễm bệnh, thì sau thời gian ngắn áp dụng phương pháp mới, tỷ lệ đã giảm trên 50%.

Tuy nhiên, điều khó khăn của các nhà vườn là chi phí thuê nhân công cắt cành quá lớn, bình quân 1ha người dân phải trả từ 10-12 triệu đồng. Anh Trần Văn Sơn, ở cùng ấp Phước Hòa, cho hay: “Mấy mùa liên tiếp, nhãn của gia đình không cho trái vì bệnh chổi rồng nên cuộc sống gặp khó khăn. Khi được các nhà vườn đi trước hướng dẫn biện pháp phòng trừ, gia đình cũng áp dụng theo, nhưng chỉ thực hiện được 2/4 công nhãn vì không có tiền thuê nhân công cưa cành”. Sau thời gian áp dụng, hiện 2 công nhãn của anh đã khôi phục lại khoảng 80% và đang cho trái tốt, anh đang dự định sẽ áp dụng phương pháp này cho 2 công còn lại vào mùa sau.

HỮU PHƯỚC, Báo Hậu Giang, 16/04/2012

www.vietlinh.vn

 

Diệt nhện lông nhung trị bệnh “chổi rồng” trên nhãn

Theo Sở Nông nghiệp - PTNT, nhằm xác định tác nhân và các yếu tố liên quan gây bệnh “chổi rồng” để có biện pháp phòng trị hiệu quả, giúp người trồng nhãn giảm thiệt hại, dưới sự hỗ trợ của Viện Cây ăn quả miền Nam, từ giữa năm 2009, Chi cục Bảo vệ thực vật Vĩnh Long đã triển khai thực hiện đề tài “Nghiên cứu bệnh chổi rồng trên cây nhãn và đề xuất biện pháp phòng trị”.

Kết quả nghiên cứu bước đầu cho thấy: Nhện lông nhung có thể là tác nhân gây bệnh “chổi rồng” trên nhãn và cũng rất có thể là trung gian truyền bệnh của một loại virus nào đó chưa được báo cáo trước đây. Các giống nhãn thường mắc bệnh này như nhãn tiêu da bò, Idor, chưa thấy bệnh xuất hiện trên giống nhãn long, xuồng cơm vàng. Bệnh thường xuất hiện và gây hại trên những vườn nhãn thiếu chăm sóc.

Để quản lý bệnh “chổi rồng” trên cây nhãn, tạm thời áp dụng các biện pháp tổng hợp về giống, về canh tác và bằng thuốc hóa học. Trước hết, nên sử dụng giống nhãn xuồng cơm vàng có giá trị thương phẩm cao, chống chịu tốt bệnh này để trồng hay ghép đổi giống lên giống nhãn tiêu da bò đang nhiễm nặng, đặc biệt là các vùng có bệnh có mật độ cao. Vật liệu nhân giống phải sạch bệnh, tuyệt đối không sử dụng giống (nhánh chiết, mắt ghép) từ những cây và những vườn có triệu chứng “chổi rồng”, mà chỉ sử dụng giống sạch bệnh làm vật liệu nhân giống, tránh vận chuyển các vật liệu nhãn xuất xứ từ những khu vực bị nhiễm bệnh hoặc không rõ ràng sang khu vực khác. Trong canh tác, thực hiện tưới phun nước đẫm ướt lên tán cây. Biện pháp này cũng làm hạn chế tốt mật số nhện lông nhung và các côn trùng chích hút trên tán cây. Bón phân cân đối, tránh bón nhiều đạm làm lá phát triển nhiều dễ tạo điều kiện tốt cho nhện lông nhung phát triển dẫn đến bệnh nhiều và nặng hơn. Nên xử lý ra hoa đồng loạt để phun thuốc bảo vệ tốt hơn.

Sau thu hoạch tiến hành cắt tỉa, loại bỏ cành kém hiệu quả, giúp cây thông thoáng và ra chồi lá mới sẽ cho năng suất cao hơn trong vụ kế tiếp, vừa loại bỏ được mầm bệnh, nhất là nhện cư trú trên lá non, lá già. Riêng những cành, lá có triệu chứng “chổi rồng”, tiến hành cắt tỉa hết cành, nhánh, phát hoa, chồi ngọn và cây con bị nhiễm bệnh, chú ý cắt tỉa dưới vị trí có triệu chứng nhiễm bệnh trên 50 cm hoặc tỉa toàn bộ nhánh nhỏ để tạo tán lại. Nên tỉa và tiêu hủy đồng loạt trên toàn khu vực nhiễm bệnh. Sau đó tiếp tục khống chế quần thể nhện lông nhung bằng biện pháp hóa học để bảo vệ các đợt lá non và tiếp tục cắt chồi bệnh nếu thấy triệu chứng bệnh xuất hiện trở lại. Biện pháp này nên thực hiện triệt để và thường xuyên. Nên phối hợp một số loại thuốc hơn là phun đơn lẻ từng loại thuốc để phun thuốc trừ nhện, như phối hợp giữa Cypermethrin với dầu khoáng DC Tron Plus hoặc SK Enpray 99 hay thuốc gốc Diafenthiuron (Pegasus 500SC) với dầu khoáng. Cũng có thể sử dụng thuốc trừ nhện gốc lưu huỳnh (Kumulus) để phòng trừ nhện. Nên luân phiên các loại thuốc có gốc thuốc khác nhau để tránh tính kháng thuốc của nhện. Trong vùng có bệnh mật độ cao hay vùng có tiền sử nhiễm bệnh, nên tiến hành phun thuốc trừ nhện và những côn trùng khác vào giai đoạn ra lá, đọt non hoặc lúc chuẩn bị tượng hoa. Phun thuốc định kỳ từ khi nhú đọt non đến khi lá lụa chuyển từ màu nâu đỏ sang màu xanh đọt chuối.

MỸ TRUNG - Báo Vĩnh Long, 20/07/2010

www.vietlinh.vn

 

Bệnh chùn ngọn (bệnh chổi rồng) ở cây nhãn

Bệnh xuất hiện và lộ triệu chứng trên các lá, chồi non và ngay cả trên hoa, làm cho chồi lá, hoa không phát triển được và mọc thành chùm, các lá này không lớn lên được và cụm lại như bó chổi , chính vì vậy mà nó có tên là chổi rồng. Bệnh chùn ngọn (bệnh chổi rồng) ở cây... Xem chi tiết


Chia sẻ bài báo này với bạn bè.


Ý kiến bạn đọc

Viết bình luận của bạn
Name:
E-mail:
Lời bình:
Insert Cancel


Các bài báo cùng chuyên mục Các bài báo cùng chuyên mục

Nuôi gia súc


Nuôi gia cầm


Nuôi các loại khác


Phòng và trị bệnh cho cây trồng, vật nuôi


Trồng cây ăn trái


Trồng rau đậu, hoa màu


Trồng cây lương thực


Trồng hoa, cây cảnh


Trồng cây rừng, cây công nghiệp


Cây làm thuốc, con làm thuốc

Rau hoa quả làm thuốc (Thảo dược)


Trồng các loại cây khác


Phân bón

Phân bón và cách bón phân

Nước tưới và tưới nước

Tưới nước và tiết kiệm nước tưới

Trồng trọt, chăn nuôi theo mùa


Vật tư, trang thiết bị nông nghiệp


Bảo quản, chế biến sau thu hoạch


Các chuyên đề nông nghiệp khác



































NÔNG HỌC TRÊN FACEBOOK
HÃY KẾT NỐI VỚI NÔNG HỌC
Giỏ hàng

Bạn chưa bỏ gì vào giỏ hàng

Lịch sử hóa đơn

GIÁ NÔNG SẢN
Lợn hơi
55,000/Kg
Điều hạt thô
26,000/Kg
Đường Biên Hoà (loại xuất khẩu)
21,000/Kg
Muối hạt
5,500/Kg
Muối iốt
6,000/Kg
Gà Tam Hoàng hơi
72,000/Kg
Gà Công nghiệp hơi
45,000/Kg
Thịt nạc đùi bò
220,000/Kg
Thịt bò thăn
260,000/Kg
Thịt lợn đùi
85,000/Kg
Thịt nạc
95,000/Kg
Trứng vịt
34,000/Kg
Trứng gà công nghiệp
25,000/Kg
Vừng vàng loại 1
65,000/Kg
Đậu đen loại 1
50,000/Kg

Xem giá các mặt hàng khácXem giá các mặt hàng khác

Top 5 Ecommerce Platforms To Build A Website Store In 2021
by SmartOSC Zoho
Thực Hư Chuyện Tinycat99 Lừa Đảo? Có Nên Tin Tưởng Nhà Cái Tinycat99?
by nguyenbich
Điểm cung cấp trực tiếp Máy lạnh giấu trần MITSU HEAVY nối gió giá hữu nghị
by maylanhvinhphat
Kim cương 5 ly có giá bao nhiêu? 5 ly là bao nhiêu carat?
by duyhung1123456
Chọn ổ nhẫn kim cương đẹp - Những cách chọn ổ nhẫn hảo hạng
by duyhung1123456
HOA LAN BÍ KÍP

Hoa Lan Bí Kíp #82
Chiêu số 82: Khi tưới phải đợi cho khô rồi mới tưới và tưới cho thật đẫm, hoặc tưới đi rồi tưới lại.



theo hoalanvietnam.org

Hoa Lan Bí Kíp #37
Chiêu số 37: Nếu cây lai giống Sophrolaeliacattlya không mọc mạnh thì đem bỏ vào cooler và tăng ánh sáng chung quanh để giúp cây phát triển.



theo hoalanvietnam.org

Hoa Lan Bí Kíp #33
Chiêu số 33: Hãy dùng giấm cất hơi (distilled) để chùi chất muối bám vào thành chậu đất.



theo hoalanvietnam.org

Hoa Lan Bí Kíp #20
Chiêu số 20: Sau khi tưới cây lan xong, nghiêng chậu cho nước dư thừa đổ ra ngoài hết.



theo hoalanvietnam.org

Hoa Lan Bí Kíp #43
Chiêu số 43: Vào mùa lan tăng trưởng mà nóng nực, chỉ nên bón phân vào buổi sáng sớm.



theo hoalanvietnam.org

Hoa Lan Bí Kíp #39
Chiêu số 39: Rễ lan được coi như buồng phổi. Chúng cũng cần không khí để thở. Giữ cho chúng đừng bị ngộp trong đất trồng.



theo hoalanvietnam.org

Hoa Lan Bí Kíp #23
Chiêu số 23: Ráng trồng Vanda trong rổ treo bằng thép mà không có đất trồng. Dây thép không mục nên khỏi phải thay chậu.



theo hoalanvietnam.org

Hoa Lan Bí Kíp #58
Chiêu số 58: Dùng xà-phòng nước hiệu Peppermint oil& castille (có bán tại cửa hàng thực phẩm) làm chất chống sâu bọ thật an toàn và hữu hiệu. Pha 1 thìa cà-phê vào 1 quart (¼ gallon hay 1 lít) nước trong bình xịt tay và xịt vào chỗ bị sâu bọ cắn cho đến khi tận diệt. Hữu hiệu nhất đối với sâu bọ thân mềm.



theo hoalanvietnam.org

Hoa Lan Bí Kíp #87
Chiêu số 87: Khi thấy cây lan èo uột vàng úa mà bón thêm phân, tưới thêm nước là sớm đưa cây lan về cõi chết.



theo hoalanvietnam.org

Hoa Lan Bí Kíp #50
Chiêu số 50: Để cho cây lên đều nên xoay chậu thường xuyên. Để giữ rễ mọc trong chậu, ta nên xoay sao cho rễ hướng về nguồn sáng.



theo hoalanvietnam.org

chợ nông sản

Hãy khám phá chức năng mới của chúng tôi: tạo gian hàng, đăng sản phẩm để rao bán trực tuyến một cách miễn phí.

Cơ hội để bạn mở rộng kinh doanh, tìm kiếm đối tác và tăng doanh số nhanh nhất.

Bạn cũng đang kinh doanh trong lĩnh vực nông sản?

Tham gia ngay

KỸ THUẬT THỦY SẢN

Kỹ thuật nuôi tôm



Phòng & trị bệnh


Kỹ thuật nuôi cá


Kỹ thuật nuôi các loại thủy hải sản khác


Môi trường nước


Nuôi thủy sản theo mùa


Vật tư & trang thiết bị: thuốc, hóa chất xử lý môi trường, thức ăn, dụng cụ, thiết bị


Nuôi thủy sản theo luật và tiêu chuẩn


An toàn thực phẩm thủy hải sản


Các chuyên đề khác

Video clip nông nghiệp, thủy sản
Hỏi - đáp, thảo luận
Tin tức về các kỹ thuật mới
Các cơ quan khuyến nông - ngư
Các cơ sở đào tạo & nghiên cứu
Sách, giáo trình và website

WEBSITE LIÊN KẾT