KỸ THUẬT NUÔI DÔNG

Đánh giá: 0 người đã đánh giá bài báo này.
Người viết: khachnonghoc, ngày 7/29/2013, trong mục "TIN NÔNG NGHIỆP"
Tóm tắt: KỸ THUẬT NUÔI DÔNG

KỸ THUẬT NUÔI DÔNG

1. Giống và đặc điểm giống:

Dông là tiếng địa phương gọi con kỳ nhông; có nơi như vùng Nghệ - Tĩnh gọi là nhông.

Dông có nhiều giống, dông vùng đất cát gọi là dông cát benly.

Tên Latin: Leiolepis belliana.

Họ: dông Agamidae.

Bộ: Có vảy Squamata.

Nhóm: Bò sát.

Kỳ nhông hay còn gọi là dông sống trên đất cát ven biển, phù hợp với các vùng đất ven biển miền Trung nước ta.

Vóc dáng:

Dông gần giống con tắc kè, da hồng đỏ, trên lưng có lớp gai chạy dọc theo xương sống  và dọc theo hông có các vệt lớn màu đen, cam.

2. Tập tính sinh hoạt và môi trường sống:

Dông là một loại bò sát sống thích nghi vùng đất cát tự nhiên ven biển của các tỉnh dọc Duyên hải miền Trung. Nói rõ ra ở các tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận,các tỉnh nằm dọc Duyên hải miền Trung và một số thuộc miền Đông Nam Bộ như Bà Rịa Vũng Tàu,... nơi có nhiều cánh đồng cát trắng mênh mông mới có dông tập trung sinh sống.  Loài bò sát này thường ra khỏi hang để sưởi ấm vào buổi sáng để điều hoà nhiệt độ cơ thể (chúng thuộc loài máu lạnh), tìm thức ăn và gây ấn tượng đối với các con cái xung quanh cả ngày, rồi rút vô hang vào xế chiều, đóng cửa hang lại bằng cát.

a. Trong môi trường tự  nhiên:

Trong môi trường tự nhiên, dông cát thường sống ở các đồi cát ven biển hoặc các gò đồi, nương rẫy ở khu vực đồng bằng.

Chúng thường tập trung ở các bãi hoang, các cây bụi, các khu vực trồng phi lao, trồng keo, các ruộng hoa màu, các nghĩa địa và bãi đất hoang.

b. Điều kiện trong hang:

Dông tự đào hang. Hang của chúng ngoằn nghoèo và có cái sâu tới 1m. Cũng có hang chúng mở thêm ngách phụ để thoát hiểm. Có hang dài tới 2m. Vì hang ở sâu trong lòng đất nên nhiệt độ trong hang thường chênh lệch nhiều so với bên ngoài. Đây cũng là nơi điều hòa nhiệt độ (mùa hè thì mát, mùa đông thì ấm). Nhiệt độ trong hang rõ ràng ổn định hơn nhiệt độ bên ngoài.Theo Ngô Đắc Chứng, dông sọc thường có hang nông hơn dông hoa. Chúng chỉ đào sâu 40-50 cm.

Một yêu cầu bắt buộc mà dông cát cần đó là độ ẩm. Trong điều kiện khô hạn của những vùng gần như sa mạc đó. Dông phải đào hang sâu xuống dưới lòng cát để tận hưởng độ ẩm trong lòng đất. Độ ẩm rất quan trọng đối với dông. Dông thường lui tới các gốc cây, các bụi cây để đào hang. Nhờ lá cây che chắn mà độ ẩm ở đó khá hơn những chỗ trơ trụi. Tuy nhiên dông không sống được ở những nơi sũng nước hoặc nước thoát chậm. Vì vậy khi bố trí nơi nuôi dông phải hết sức lưu ý tới điều này. Đặc biệt đáy của nơi nuôi dông không nên lát kín vài sẽ cản trở việc rút nước khi mưa.

3. Quy luật hoạt động của dông cát.

a) Hoạt động theo mùa:

* Mùa hoạt động:

Dông thường hoạt động vào mùa nắng ấm, từ tháng 4 đến tháng 10. lúc đó điều kiện nhiệt độ không khí thường 27-380C, nhiệt độ mặt đất 27-39 độ C và độ ẩm 30-80%. Dông ngừng hoạt động hoàn toàn vào những ngày mưa. Thậm chí khi có giông hay trời âm u là chúng tìm đường trú ẩn. Không bao giờ thấy dông hoạt động vào lúc trời mưa hay mưa vừa tạnh.

Dông không chịu được nhiệt độ lạnh. Khi nhiệt độ ngoài trời xuống 24-25 độ C và độ ẩm lên trên 90% là chúng đã tìm đường đi trú

* Trú đông:

Mùa trú đông của dông cát thường là tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Vào thời kỳ này, nhiệt độ ngoài trời xuống dưới 250C và độ ẩm có lúc cao tới 85-900C. Dông lấp của hang và nằm lì trong hang. Tới mùa xuân khi nắng ấm về nhiệt độ lên cao dần, dông mới chui ra khỏi hang để kiếm ăn.

b) Hoạt động ngày, đêm:

Dông hoạt động vào ban ngày, buổi sáng chúng ra khỏi hang lúc 8-9 giờ, tới 13 giờ, 13 giờ 30 trưa thì chúng lại vào hang. Dông rất cảnh giác, nó không bao giờ nhảy ngay lên mặt đất. Nó thường thò đầu ra khỏi hang nghe ngóng rất kỹ, có khi tới 5, 10 phút sau đó mới chui ra. Lúc này nó phơi nắng, đó là  đặc điểm của loài bò sát. Chúng phải tăng cường tích nhiệt dưới ánh sáng mặt trời. Một lúc sau nó mới đi kiếm ăn.

Thời gian hoạt động của dông không nhiều, trung bình một ngày chúng chỉ chui ra khỏi hang 4-5 giờ đồng hồ để đi kiếm ăn. Thời gian còn lại chúng ằm yên trong hang để tiết kiệm năng lượng.

. Làm chuồng, hố nuôi.

Kỹ thuật xây chuồng trại cho dông rất đơn giản, nhiều người còn ví chuồng nuôi dông như là một động cát tự nhiên thu nhỏ

Trong tự nhiên dông cát tự đào hang và sống đơn độc, kín đáo ở những nơi yên tĩnh. Chúng ta có thể tận dụng và tổ chức ngay chỗ nuôi tại các khu vực đó hoặc các sinh cảnh tương tự. điều quan trọng là phải cố định chúng trong một không gian nhất định. Vì vậy khu vực tổ chức nuôi dông phải được xây tường kín xung quanh. Dông là loài đào hang rất khỏe, vì vậy độ sâu của móng tường là vấn đề quan trọng. để tránh dông thoát ra ngoài chúng ta làm móng tường sâu  1,2m- 1,5m. Nếu móng xây được thì tốt nhưng tốn kém. Có thể sử dụng các tầm tôn phibrô xi măng và cắm sâu xuống cát 1m. Vit chặt các tấm đó lại với nhau để nối vòng quanh khu nuôi. Như vậy dông không đào hang để ra ngoài được. Bờ tường cũng phải cao để tránh dông trèo ra, do đó bờ tường cũng xây cao 1,2 m trở lên. Một số nơi bà con chỉ xây cao 40 – 50 cm, phần còn lại là một tấm tôn cao 1m chạy vòng quanh. Vì tôn nhẵn nên dông không thể trèo hay bò ra ngoài được.

Ta cũng có thể bố trí nuôi dông trên bãi cát hoang, các khu đất trồng cây bụi. cũng có thể kết hợp nuôi dông trong các vườn cây. Tất nhiên khu nuôi phải được xây tường bao quanh.

Dông rất thích có bóng mát. Trong khu nuôi nên có nhiều cây. Chúng ta nên bố trí trồng cây trong khu vực nuôi dông. Qua thực tế cây trứng cá là cây nên trồng nhất. cây trứng các mọc rất nhanh, chịu được nóng, được hạn, tán rộng, cây cao vừa phải và quả của chúng lại là món khoái khẩu của dông. Ta không nên trồng quá dày. Tán cây chỉ nên che 1/2 – 1/3 diên tích khu nuôi. Diện tích còn lại để cho dông sưởi nắng.

Cũng có khu vực rất khó trồng cây do đất nghèo kiệt hoặc quá khô hạn, cây trồng không lên được hoặc lên rất chậm. trong tường hợp này ta nên căng một số bạt để che nắng. cũng có thể làm giàn để phủ lá hoặc lót cot lên trên. Cũng có thể xếp các cành cây khô thành đống để dông đào hang xuống chỗ đó. Đám cành lá này cũng là chỗ để dông con chạy trốn khi bị dông lớn đuổi. Như vậy dông vẫn có khu vực bóng mát nhân tạo.

Nếu nuôi trong khu nào có trồng khoai lang hoặc rau muống thì càng tốt, chúnh vừa làm thức ăn vừa làm bóng mát môi trường cho dông.

Trong khu nuôi cần bố trí nhiều chỗ cho dông ăn. Dông tham ăn và thường tranh giành lẫn nhau. Dông lớn thường bắt nạt dông bé. Nếu ta bố trí nhiều chỗ đổ thức ăn thì dông bé cũng có thể ăn được. chỗ để thức ăn có thể là một miếng gỗ, một tấm nilon, một mãng phibro xi măng vỡ hoặc mấy viên gạch gắn lại cho vuông và bằng phẳng,… Tùy từng điều kiện mà chúng ta có cách bố trí cho dông ăn cho hợp lý.

Dông không đòi hỏi nhiều nước vì ngay trong thức ăn đã có đủ nước rồi. Tuy nhiên ta vẫn nên bố trí dụng cụ đựng nước để cho dông uống. Ta cũng có thể dùng các loại chai nhựa có khoan một lỗ thủng ở cổ chai, cho nước vào đầy chai và lộn ngược lại để trong một chén miệng hẹp để hạn chế việc bốc hơi nước.

Vào mùa nắng, nên xịt nước vào chuồng vào mỗi buổi sáng để tạo độ ẩm và nhằm tạo thói quen cho dông lên ăn khi trời mưa. Thông thường, dông chỉ lên kiếm ăn vào khoảng 8-10 giờ sáng trong ngày.

5.  Thức ăn:

Nguồn thức ăn chủ yếu là thức ăn thực vật: các loại rau, quả như rau muống, rau lang, cà chua, dưa hồng, lá, hoa, nụ, quả. .. Đặc biệt, chồi non xương rồng và cỏ dại được xem là món "khoái khẩu" nhất của dông:,  . . . dông  còn ăn côn trùng (bướm, sâu non, giun đất...), trứng của loài bọ cánh cứng. Ngoài ra, còn cho dông ăn cám gạo, cám hỗn hợp và các loại đậu… cho ăn đầy đủ các loại thức ăn để cung cấp dinh dưỡng cho dông.

Rõ ràng nguồn thức ăn để nuôi dông dễ kiếm hơn rất nhiều so với các loài vật nuôi khác. Tuy nhiên để nuôi đạt năng suất cao ta cần tăng cường các loại thức ăn giàu chất dinh dưỡng cho chúng. Nhiều gia đình thường thái cây chuối trộn với cám gạo cho dông ăn. ở những vùng có sẵn bí đỏ người ta băn bí đỏ ra cho chúng ăn. Nếu có lạc lép, hoặc đậu thứ phẩm, ta ngâm nước cho trương nở và giả nhỏ ra. Dông ăn loại này rất mau lớn. Tất cả nguồn thức ăn động vật đều hấp dẫn đối với dông. Cần băm nhỏ thức ăn ra để tiện cho dông ăn. Dông cũng thích ăn giun đất (trùn đất). Chúng ta nên tổ chức nuôi trùn quế để cung cấp thức ăn cho dông. Ngoài ra cơm nguội và các thức ăn thừa của con người đều có thể cho dông ăn. Đặc biệt dông rất thích ăn các loại thức ăn có màu sắc, vị ngọt như cà chua, đu đủ, dưa hấu, xoài. Cà rốt, bí đỏ,... và các loại hoa như hoa phượng, hoa dâm bụt, hoa giấy,...

Thức ăn dông rất phong phú. Tuy nhiên để cung cấp với số lượng lớn và đều đặn hàng ngày, chúng ta nên có kế hoạch gieo trồng, nuôi cấy và tích lũy thức ăn khi tổ chức nuôi dông. Trước màu đông dong thường thu thức ăn về để ở dưới hang. Nó sẽ ăn dần trong mùa đông. Khi ăn hết thức ăn nó sẽ gặm cả đuôi của nó. Nhiều con cụt hết đuôi. Đến muà ấm nó ngoi lên và đi kiếm thức ăn. Cái đuôi cụt mọc dài dần ra như cũ.

6. Chăm sóc:

Nuôi dông không tốn nhiều công chăm sóc. Điều cần thiết chính là khâu bảo vệ. phải ngăn chặ mọi ngã mà dông có thể tẩu thoát. Phải xây kín hoặc giăng lưới cẩn thận để tránh chúng lẻn đi. Khoảng cách giữa cây trong khu nuôi và bờ tường đạt ít nhất là 3m. Dông có thể leo lên cây và nhãy qua tường để ra ngoài.

Quá trình chọn lọc tự nhiên trên vùng khí hậu khốc liệt đã tạo ra con dông có tính thích ứng cao. Chúng rất ít bị bệnh tật đe dọa.

Tuy nhiên do nuôi nhiều và tập trung nên chúng ta cần phải luôn chú ý đến những biểu hiện bệnh lý của con dông.

Hiện nay hiện tượng dông lớn cắn dông bé là vấn đề hằng ngày. Ta phải tìm mọi cách để phòng tránh.

Dông là loài sống ở các vùng đất khô hạn nhưng khả năng chịu nắng của dông cũng có hạn. Nếu ta để dông mắc lưới (khi thu hoạch) mà không kịp gỡ chân cho chúng thì chỉ cần 2 giờ sau chúng có thể chết. Đây là điều hết sức lưu ý đặc biệt là các khu nuôi rộng.

Việc trồng cây và tạo độ ẩm thích hợp cho khu vực tổ chức nuôi là việc cần quan tâm thường xuyên. Cố gắng đừng để tình trạng khu nuôi rơi vào tình trạng quá khô hạn, quá nắng nóng. Ngay từ khâu lựa chọn chỗ nuôi ta cần phải tính toán vấn đề này.

Kẻ thù của dông không phải là ít. Ngoài chim diều hâu còn có chó, mèo, chuột. Để chống mèo chuột người ta thường giăng lưới nilon (loại lưới dùng để bắt cá) dọc theo bờ tường và căng về phía trong khoảng 2m. mèo và chuột rất sợ rơi vào loại lưới này vì chúng không đi được. Phải thường xuyên theo dõi xử lý các trường hợp xãy ra.

Giữ cho môi trường nuôi dông được yên tĩnh và bình an là cả một vấn đề quyết định, vì vậy không thể lơ là.

7. Sinh trưởng và hiện tượng lột xác của dông cát:

- Sinh trưởng : Dông sinh trưởng nhanh, mau lớn và rất ít bị dịch bệnh nên không cần chăm sóc nhiều (chỉ đề phòng mèo, chuột cống và rắn). Hiện nay một số người nuôi dông có phát hiện dông thường bị bệnh sổ mủi vào mùa lạnh nhưng tự khỏi. Tỷ lệ sống của dông khá cao, đạt từ 90-95%..

- Lột xác: Lột xác là một hoạt động sinh lý bình thường và cần thiết cho quá trình phát triển của cơ thể dông. Thậm chí lột xác còn là một chỉ tiêu quan trọng biểu thị trạng thái sức khỏe của dông. Dông muốn lớn phải lột xác. Chúng lột xác nhiều lần trong năm. Đặc biệt vào mùa hoạt động dông lột xác liên tục. Lúc đó chúng ăn khỏe và lớn nhanh. Trong điều kiện tự nhiên, các nhà khoa học đã xác định được tần suất lột xác ở dông cát trung bình là:

Con cái: 7.83 lần/mùa hoạt động

Con đực:8.15 lần/mùa hoạt động

Quá trình lột xác diễn ra trong 3 giai đoạn. Mỗi giai đoạn có những biểu hiện khác nhau.

a) Thời kỳ chuẩn bị lột xác (3-6 ngày):

lúc này da chúng ở 2 bên sườn, ở các chấm ô van trên lưng và ở cổ có màu vàng cam. Mặt trên của các chi cũng sẽ chuyển sang màu vàng đậm. Phần da màu trắng xám dưới bụng, dưới chi và đuôi sẽ chuyển màu xám tối.

Dông uể oải, ít ăn, ít hoạt động (mỗi ngày nó chỉ ra ngoài 1-2 giờ). Nó nằm lì trong hang. Cũng lúc này dông có mùi hôi đặc biệt. Mùi đó giống mùi động vật bắt đầu thối rửa.

b). Thời kỳ lột xác chính thức: (7- 10 ngày).

Lúc này dông sẽ bỏ lớp vỏ da cũ để thay bằng một lớp mới. Dông sẽ chui ra khỏi hang tìm nơi thuận lợi để lột xác. Nó tìm thấy gốc cây, mõm đá, bờ tường, nền đất cứng,... chà mạnh đầu, cổ. Lưng và vùng bụng vào đó để da bong ra từng mãng tại chỗ nó cà. Sau đó phần da ở nách, ở các ngón chân cũng dần dần bong ra. Thứ tự sẽ lột là:

- Lột xác phần đầu

- Lột xác phần thân

- Lột xác nốt phần thân và phần đuôi.

c). Thời kỳ sau khi lột xác: (20-31 ngày)

Thời gian này được tính từ lúc hoàn thành lần lột xác trước đến lần lột xác tiếp theo. Sau khi lột da xong, da của nó bóng đen, các hoa văn ở cổ, đầu , lưng và hai bên sườn đều có màu vàng cam. Điều này quan sát thấy rõ ở con đực. Phần da dưới bụng của chúng sẽ chuyển sang màu sáng trắng. Dông đi kiếm ăn ngay, nó ăn khỏe và hoạt động rất sôi nổi.

Tóm lại ta có thể thấy toàn bộ chu kỳ lột xác của dông cát kéo dài từ 30-45 ngày. Nó thường lột xác vào khoảng tháng 4 đến tháng 11. lúc đó nhiệt độ thường là 28-330C và độ ẩm không khí từ 80-85%. Dông sẽ lột xác 7-8 lần/năm. Vào thời điểm ngủ đông dông cát không lột xác.

8. Sinh sản:

Theo các nhà khoa học hầu hết các loài dông cái đều đẻ trứng, trứng nở ra dông con. Riêng loài dông được phát hiện ở khu vực Thừa Thiên Huế (loài Leiolepisguentherpetersi) có thể là loài sinh trinh (parthonogenecis) (tất cả đều là cá thể cái và tự phân li trứng khi đẻ).

Dông sau khi nuôi 8 – 10 tháng thì đến tuổi động dục có thể sinh sản.

Dông thường cặp đôi vào mùa hè (từ tháng 4 đến tháng 6) và đẻ trứng vào tháng 6 đến tháng 8.

Thời gian mang thai 10 ngày. Dông đẻ nhiều lứa một năm, mỗi lần đẻ từ 6-8 trứng. Trứng dông có hình thuôn dài (dài từ 2,2cm -2,4cm, rộng 1,1cm -1,3 cm, nặng khoảng 3 g),  45 ngày sau trứng nở ra dông con, Dông con mới nở thân hình màu trắng dợt, sống quanh quẩn dưới hang trong một vài ngày đầu. Khi bộ chân đã cứng cáp, chúng theo dông mẹ chui ra khỏi hang và tập nhấm nháp thức ăn. Độ 1 tháng tuổi dông đã bằng ngón tay cái, đến hai tháng tuổi dông đã bằng ngón chân cái và có thể xuất chuồng bán giống. Dông lớn nhanh vào các tháng từ tháng 6 đến tháng 8. Đây là thời kỳ thuận lợi nhất cho hoạt động của dông cát. Tới khi trưởng thành tốc độ lớn của nó chậm hơn còn non..  Đến năm kế tiếp, đàn dông con trưởng thành và lại tiếp tục sinh sản

9. Thu hoạch

Sau khi nuôi 8-10 tháng là thời điểm thu hoạch dông.

Ta cũng có thể bắt dông bằng lưới. Dùng lưới có mắt nhỏ và rải đều xuống mặt đất, sau đó ta rải thức ăn xung quanh, dông kéo ra ăn. Lúc đã thấy chúng ra hết ta gây tiếng động mạnh. Dông cuống quýt bỏ chạy. Vì vội vã, chúng sẽ mắc chân vào lưới. Ta gỡ và thu những con dông lớn. Các con nhỏ cũng gỡ ngay và thả chúng lại trong hang. Tránh để sót con bị mắc lưới. Vì nếunhư vậy chỉ 2-3 giờ sau chúng chết vì say nắng, nóng. Cần hết sức lưu ý điều này. Tốt nhất ta nên dùng nhiều bẫy để bắt dông. Đó là cách bắt dông tốt nhất và an toàn nhất.

Việc vận chuyển dông đi xa cần phải đựng trong các lồng thoáng, không nên để chúng trong các túi vải kín, dông sẽ  chết.

ThS. Hồ Trung Phước (Sở Khoa học và Công nghệ Bình Thuận)

 

 

Cách làm chuồng nuôi và thức ăn cho dông

- Con kỳ nhông hay còn gọi là con dông sống và làm tổ trên đất cát, dông là một loài bò sát đang là món đặc sản được các nhà hàng, quánnhậu tiêu thụ rất mạnh. Do bị săn bắt ngày càng nhiều và do môi trường sống bị biến đổi khiến cho loài dông có nguy cơ bị tuyệt chủng. Chính vì vậy mà hiện nay một số nông dân nhanh nhạy chuyện làm ăn bắt đầu tính đến chuyện nuôi dông để bán thịt.

- Đặc điểm: dông gần giống con tắc kè, da hồng đỏ, trên lưng có lớp gai chạy dọc theo xương sống. Nuôi khoảng 8 - 10 tháng thì bán thịt, đạt trọng lượng 13 – 15 con/kg, thịt dông trắng như thịt gà. Dông trưởng thành đạt 6 tháng tuổi, sinh sản rất nhanh, thời gian mang thai 10 ngày, một lần đẻ từ 3 – 6 trứng, 45 ngày sau trứng nở ra dông con, tiếp tục nuôi thêm 1 tháng nữa là có thể bán giống. Dông dễ nuôi, ít bệnh tật, tỷ lệ nuôi sống 95% trong khi chi phí đầu tư thấp, ít tốn công chăm sóc hơn các loài vật khác nên hiệu quả kinh tế cao. Đặc biệt chúng leo trèo rất giỏi và có thể nhảy xa cả mét từ cành cây này sang cành cây khác.

- Chuồng nuôi: dùng gạch xây tường rào xung quanh cao 1.2m, bên trên có viền tole láng 30cm để dông không bò được ra ngoài, dưới đáy chuồng đổ 1 lớp xi măng dày khoảng 2cm (để con dông không thể đào hang chui ra) nhưng phải đảm bảo không bị ứ nước khi trời mưa. Sau đó, đổ lớp cát dày 1m lên đáy chuồng (loại cát có màu đỏ mà loài dông ưa sống); đắp gò, trồng cỏ tạo khoảng trống cho con dông chạy nhảy, đào hang. Do dông thích sống trong hang nên nó tự đào hang sâu 30cm để sống. Mùa mưa nó chui lên xuống liên tục, mùa nắng trú ẩn ở dưới hang cho mát. Chuồng nuôi phải cách xa khu dân cư, tránh sự rượt bắt của mèo và chuột cống. Trong khuôn viên nuôi nên trồng vài cây trứng cá khi quả chín rụng xuống làm thức ăn cho dông. 

- Thức ăn: dông chỉ lên khỏi hang kiếm ăn một lần vào khoảng giữa trưa, thức ăn chủ yếu là các loại lá cây, cỏ, rau càng cua, rau muống, cà chua, dưa hồng, trái trứng cá, sâu, giun….

- Hiệu quả kinh tế: 1kg dông giống khoảng 10 con, giá 150.000đ. Đầu tư 15 triệu mua 100kg dông giống được 1000 con, nếu nuôi tốt khoảng 8 tháng dông đạt 300g/con sẽ cho 300 kg dông. Giá dông thương phẩm 200.000đ/kg, sẽ thu được 60 triệu đồng. Sau khi trừ chi phí xây dựng chuồng, thức ăn, công chăm sóc, khấu hao chuồng trại, lợi nhuận thu được 30 triệu đồng.

Liễu Kiều

 

Nuôi dông

Đó là một nghề mới ở Ninh Thuận, nghề nuôi dông, loài bò sát, một thứ đặc sản “danh bất hư truyền” của những hoang mạc cát trắng.

Nơi xứ sở bốn mùa dội nắng-Ninh Thuận, những hoang mạc cát trắng chạy dài tới chân trời được “trị vì” bởi dông, loài bò sát di chuyển nhanh, lẩn trốn lẹ và cũng là một món thịt cực ngon và quý!

Ngày xưa xới cát tìm dông.

- Nghề đào dông, bẫy dông từ lâu đã được lưu truyền trong các vùng dân cư sống gần các động cát lớn tại Ninh Thuận như Nam Cương, Thành Tín... Ban đầu, chỉ là bắt dông chơi, cho một bữa nhậu tại gia, hay bán xung quanh chòm xóm. Nhưng cách đây khoảng hơn chục năm, khi thịt dông được biết tới, ưa chuộng trên cả nước, trở thành đặc sản thì nghề săn dông lại trở thành nghề có thể nuôi cả gia đình.

Săn dông có nhiều cách. Ông Nguyễn Xuân Hải, ở Mỹ Phước-Phan Rang, một thợ săn dông kỳ cựu cho biết-có thể săn dông bằng cách mang ná lang thang trong vùng cát có nhiều dông và trổ tài thiện xạ; cũng có thể săn bằng cách đặt các bẫy thòng lọng trước cửa hang, bẫy sẽ thít chặt cổ dông khi chúng thò ra khỏi hang; thậm chí có người còn dùng lưới để đánh bắt. Nhưng phổ biến hơn cả là đào dông. Một nhóm người với xẻng và cuốc trên tay sau một ngày lang thang trong động cát tìm dấu dông đi, xác định cửa hang và đào có thể kiếm được cả chục ký thịt dông như chơi. Người đào dông phải đi có bạn vì hang dông thông thường sâu từ 3-5 mét so với bề mặt cát, cá biệt có những hang dông ăn luồn dưới mặt cát hàng chục mét. Khi người săn say mê đào, quên rằng nhiều mét khối cát trên đầu có thể đổ sập xuống chôn sống mình bất cứ lúc nào. Ông Hải cho biết chính ông cách đây 5 năm, khi nhìn thấy một hang dông lớn có khả năng bắt được nhiều, ông tức tốc đào mà quên be kỹ các bờ chắn, khi đã ở độ sâu 5 mét ông nhìn thấy cái đuôi dông đầu tiên ló ra thì cũng là lúc cát đổ xuống chôn ông tức thì. Khi bạn bè phát hiện, đào được ông lên thì ông đã bất tỉnh. Một tuần nằm viện chưa làm ông hoàn hồn sau cái khoảnh khắc trời đất tối sầm đó. Nhưng khi khỏe lại thì nỗi nhớ cát, nhớ những lần truy đuổi dông thú vị lại kéo bước chân ông vào hoang mạc cho cuộc săn mới. Ông Hải khoát tay bảo “sinh nghề tử nghiệp mà”, mắt ông trầm lại, chắc ông nhớ đến Bảo, Minh, Hà... những người thợ săn dông cùng thời với ông đã gặp chuyện không may trên những hoang mạc khô khốc.

Vài năm trước, khi giá dông còn ở mức 30.000 đồng- 40.000 đồng/kg, mỗi ngày các thợ săn tối thiểu cũng kiếm được gần 200.000 đồng. Nhưng dông cạn dần, số lượng dông lớn trên 300 gr hầu như không có, dù các thợ săn tài tình đến mấy. Giá dông tăng lên đến gần 100.000 đồng/kg nhưng không có bán, thợ săn đã nhanh tay hơn việc sinh đẻ của dông. Trong cái khó đã ló... cái liều. Ông Hải quyết định thử nuôi dông thử xem. Nhưng ông cũng không chắc thành công lắm, vì “chúng quá hoang dã. Tôi không nghĩ những động vật quen sống trong tự nhiên lại có thể nuôi đại trà được” - ông nói.

Những sa mạc trong nhà.

- Tận dụng khoảng trống sau vườn nhà, ông Hải đầu tư 850.000 đồng để xây một chuồng thử nghiệm nuôi dông với diện tích 30 m2. Vậy mà thành công, một số con giống được thả vào hố cát ông đào sẵn trong nhà sống tỉnh bơ, cũng đào hang như ở hoang mạc tự nhiên và ăn tất tần tật những thứ ông bỏ vào chuồng. Ông đánh liều thả nuôi 600 con dông giống được hơn ba tháng qua. Ông cho biết: “Mỗi ngày, chỉ cần mua 3.000 – 4.000 đồng rau quả phế thải ngoài chợ như cà chua ung, xà lách, rau muống... là đủ cho chúng ăn, cần thiết thì có thể trộn thêm cám”. Đặc biệt, chỉ cần cho dông ăn một lần trong ngày, vào khoảng 9 – 10 giờ sáng. Ông còn cho biết thêm, loài dông đẻ rất nhanh, từ khi mang trứng đến khi nở con chỉ khoảng 10 – 12 ngày, dông con ban đầu chỉ lớn bằng con thằn lằn.

Thừa thắng xông lên, các thợ săn dông ở Ninh Thuận mở rộng mô hình nuôi và phổ biến ra các nơi khác. Vùng động cát Mỹ Phước từng có tiếng với nghề bắt dông vì đây là địa bàn lý tưởng cho loài bò sát này sinh sống, và cũng không ít người đã phải “sinh nghề tử nghiệp” vì con dông. Hiện ở đây có 3 hộ đã xây chuồng nuôi dông. Chuồng dông được làm rất đơn giản: chỉ cần dùng táp-lô xây một vòng tường thành sâu xuống lòng đất từ 50 – 60 cm, phần tường ở trên cao 1 m, dưới đáy chuồng phải đổ một lớp xi măng dày khoảng 2 – 3 cm (để con dông không thể đào hang chui đi mất) nhưng phải bảo đảm nước rút nhanh khi chuồng bị ngập úng. Sau đó lấp một lớp cát dày từ 40 cm – 50 cm lên trên nền chuồng. Việc cuối cùng là gắn những miếng tôn nhỏ dọc theo thành chuồng để dông không leo ra ngoài. Nếu kỹ hơn nữa, người nuôi có thể phủ thêm tấm lưới nilon kín trên mặt chuồng. Vậy là đã có một chuồng nuôi dông hoàn chỉnh. Chuồng dông có thể chỉ rộng vài chục đến vài trăm mét vuông, tùy theo khả năng cũng như sự tính toán của người nuôi. Nguồn dông giống được mua lại từ những người bắt dông tự nhiên, hiện có bốn loài dông được đưa vào nuôi: dong rằn xám trắng và dông lửa tại địa phương, dông bột (gốc ở Vĩnh Hảo, Liên Hương – Bình Thuận) và dông đen (hay dong Thủy Triều – Cam Ranh); trung bình giá mỗi con dông giống khoảng 3.000 đồng.

Thôn Long Bình (xã An Hải) và thôn Bình Quý (thị trấn Phước Dân – Ninh Phước) cũng có vài chục hộ nuôi theo.

Ngoài gia đình ông Hải, còn có gia đình anh Trần Ngọc Hùng và anh Nguyễn Phúc Hậu ở thôn Mỹ Phước 2 cũng đầu tư nuôi dông với quy mô lớn hơn nhiều, với khoảng 3.500 con giống. Anh Hậu cho biết: “Sáng nào, tui cũng xịt nước làm mưa nhân tạo để tạo độ ẩm cho lớp cát và tập cho bầy dông thích nghi với việc lên ăn khi có trời mưa, vì xứ này mùa mưa thường kéo dài”. Bầy dông trong chuồng của anh Hậu đào hang sâu xuống cát từ 25 cm – 30 cm, mỗi hang tập trung hơn 10 con dông lớn, nhỏ; tính bình quân có 4 hang trong một mét vuông với số lượng gần 50 con. Loài dông lớn khá nhanh, từ khi dông mới đẻ cho đến lúc bán được chỉ cần nuôi 4 – 6 tháng. Nếu muốn xuất chuồng, con dông phải lớn hơn hai ngón tay, đạt 14 – 16 con/kg, dông lớn bằng ba ngón tay thì 12 – 15 con/kg. Anh Hậu dự tính sẽ cho xuất lứa đầu tiên vào tháng 10 âm lịch tới. Hiện nay, giá thịt dông trên thị trường dao động từ 100.000 đồng – 120.000 đồng/kg tùy loại dông lớn hay nhỏ. Ước tính, hơn 3.000 con, chưa kể lượng dông mới được sinh ra, có thể mang về cho anh 24 – 27 triệu đồng. Đã có nhiều thương lái từ Nha Trang, Đà Lạt và TPHCM đến đặt vấn đề sẵn sàng thu mua toàn bộ số dông nuôi tại Mỹ Phước.

Bước đầu cho thấy, loài dông rất dễ nuôi, tỉ lệ sống của con giống lên đến 99%, chi phí đầu tư không cao, ít tốn công chăm sóc, phù hợp với điều kiện của các hộ gia đình, đặc biệt ở những vùng đất cát. Tuy nhiên, có những khó khăn, như con dông giống hiện chỉ được lấy từ nguồn dông khai thác trong tự nhiên, phải thu mua gom góp nhiều lần mới có đủ số lượng nuôi. Về kỹ thuật nuôi, các hộ vẫn đang tự mày mò tìm hiểu là chính nên rủi ro có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Cái khó nữa là con dông được xem là đặc sản nhưng giá cả lại phụ thuộc hoàn toàn vào thương lái với sự thu mua thất thường của họ. Thiết nghĩ, nghề nuôi dông thực sự có hiệu quả kinh tế, đặc biệt đối với vùng đất cát Minh Thuận, sản xuất nông nghiệp rất khó khăn. Để bà con an tâm với nghề mới, đã đến lúc các nhà khoa học giúp dân bằng cách nghiên cứu toàn diện về loài dông, giúp dân hiểu biết quá trình sinh trưởng, đặc biệt là tìm cách cho dông đẻ nhân tạo, tạo nguồn giống...

Danh tiếng của mỗi địa phương thường gắn liền với một hoặc vài loại sản vật nào đó. Ninh Thuận đã có nho, nay nghề nuôi dông lại tạo ra một đặc sản mới, có tính bền vững cao. Ngồi cạnh những cơn gió bát ngát mà tu cốc rượu nho, nhấm miếng gỏi dông nghe kể những câu chuyện lang thang hoang mạc thì tuyệt vời biết bao...

CHÍ DŨNG-TÚ HÂN - NLD, 12-08-2006

 

 

 

 

KỸ THUẬT NUÔI DÔNG

1. Giống và đặc điểm giống: Dông là tiếng địa phương gọi con kỳ nhông; có nơi như vùng Nghệ - Tĩnh gọi là nhông. Dông có nhiều giống, dông vùng đất cát gọi là dông cát benly. Tên Latin: Leiolepis belliana. Họ: dông Agamidae. Bộ: Có vảy Squamata. Nhóm: Bò sát. Kỳ nhông hay còn gọi là dông sống... Xem chi tiết


Chia sẻ bài báo này với bạn bè.


Ý kiến bạn đọc
Người phản hồi Adler ngày Tuesday, May 28, 2019 11:43 PM
Alles fr Umreifung.
Umreifungsband, Verpackungsband.
Klemmen, Hlsen, Spanner.
Umreifungszange, Umreifungsschweisser.

Hochwertige Waren vom Produzent. Fabrikverkauf.
Versand am gleichen Tag aus Frankfurt. Bis 95 % gnstiger als auf dem Markt.

Arbeitshandschuhe.
Mllscke und Vieles mehr.

Info auf: folmax.pw
Mit freundlichen Gren

Viết bình luận của bạn
Name:
E-mail:
Lời bình:
Insert Cancel


Các bài báo cùng chuyên mục Các bài báo cùng chuyên mục

Nuôi gia súc


Nuôi gia cầm


Nuôi các loại khác


Phòng và trị bệnh cho cây trồng, vật nuôi


Trồng cây ăn trái


Trồng rau đậu, hoa màu


Trồng cây lương thực


Trồng hoa, cây cảnh


Trồng cây rừng, cây công nghiệp


Cây làm thuốc, con làm thuốc

Rau hoa quả làm thuốc (Thảo dược)


Trồng các loại cây khác


Phân bón

Phân bón và cách bón phân

Nước tưới và tưới nước

Tưới nước và tiết kiệm nước tưới

Trồng trọt, chăn nuôi theo mùa


Vật tư, trang thiết bị nông nghiệp


Bảo quản, chế biến sau thu hoạch


Các chuyên đề nông nghiệp khác



































NÔNG HỌC TRÊN FACEBOOK
HÃY KẾT NỐI VỚI NÔNG HỌC
Giỏ hàng

Bạn chưa bỏ gì vào giỏ hàng

Lịch sử hóa đơn

GIÁ NÔNG SẢN
Lợn hơi
55,000/Kg
Điều hạt thô
26,000/Kg
Đường Biên Hoà (loại xuất khẩu)
21,000/Kg
Muối hạt
5,500/Kg
Muối iốt
6,000/Kg
Gà Tam Hoàng hơi
72,000/Kg
Gà Công nghiệp hơi
45,000/Kg
Thịt nạc đùi bò
220,000/Kg
Thịt bò thăn
260,000/Kg
Thịt lợn đùi
85,000/Kg
Thịt nạc
95,000/Kg
Trứng vịt
34,000/Kg
Trứng gà công nghiệp
25,000/Kg
Vừng vàng loại 1
65,000/Kg
Đậu đen loại 1
50,000/Kg

Xem giá các mặt hàng khácXem giá các mặt hàng khác

Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng xâm thực ở bơm bánh răng
by nhvan226
Bơm chìm nước thải hoạt động như thế nào
by nhvan226
Giá xe Honda Winner X 2024 mới nhất và thông tin màu sắc, phiên bản, TSKT (T03/2024)
by reviewxe12345
Giá xe Honda SH 160i 2024 mới nhất và thông tin màu sắc, phiên bản, TSKT (T03/2024)
by reviewxe12345
Chi tiết phiên bản, màu sắc, thông số, giá xe Honda SH 350i 2024 (T03/2024)
by reviewxe12345
HOA LAN BÍ KÍP

Hoa Lan Bí Kíp #14
Chiêu số 14: Nếu bạn trồng hoa lan ngoài trời thì đừng tưới cây lan khi mặt trời đang chiếu thẳng vào cây. Nước có thể đọng lại, trở nên nóng và làm hại tế bào của cây.



theo hoalanvietnam.org

Hoa Lan Bí Kíp #18
Chiêu số 18: Đa số cây hoa lan thích ánh nắng ấm áp buổi sáng cho đến chín giờ. Lưu ý điểm này khi bạn định chọn một nơi trồng lan.



theo hoalanvietnam.org

Hoa Lan Bí Kíp #30
Chiêu số 30: Dùng một thìa cà-phê Epsom Salt cho mỗi gallon nước coi như phụ với Magnesium, tưới mỗi ba tháng để làm tan rã chất muối tồn đọng trong chất trồng lan.



theo hoalanvietnam.org

Hoa Lan Bí Kíp #43
Chiêu số 43: Vào mùa lan tăng trưởng mà nóng nực, chỉ nên bón phân vào buổi sáng sớm.



theo hoalanvietnam.org

Hoa Lan Bí Kíp #42
Chiêu số 42: Cymbidiums thích ẩm nhưng lại ghét nước, và thích khô ráo nhưng lại ghét vừa khô vừa nóng.



theo hoalanvietnam.org

Hoa Lan Bí Kíp #6
Chiêu số 6: Mỗi vườn, mỗi vùng có tiểu khí hậu khác nhau, cho nên việc thay đổi cách trồng và tưới theo vườn người khác nên cân nhắc cẩn trọng.



theo hoalanvietnam.org

Hoa Lan Bí Kíp #6
Chiêu số 6: Mỗi vườn, mỗi vùng có tiểu khí hậu khác nhau, cho nên việc thay đổi cách trồng và tưới theo vườn người khác nên cân nhắc cẩn trọng.



theo hoalanvietnam.org

Hoa Lan Bí Kíp #58
Chiêu số 58: Dùng xà-phòng nước hiệu Peppermint oil& castille (có bán tại cửa hàng thực phẩm) làm chất chống sâu bọ thật an toàn và hữu hiệu. Pha 1 thìa cà-phê vào 1 quart (¼ gallon hay 1 lít) nước trong bình xịt tay và xịt vào chỗ bị sâu bọ cắn cho đến khi tận diệt. Hữu hiệu nhất đối với sâu bọ thân mềm.



theo hoalanvietnam.org

Hoa Lan Bí Kíp #86
Chiêu số 86: Đừng bao giờ thấy cây lan có hoa đẹp mà vội vã mua ngay. Trước khi mua cần phải tìm hiểu nó có thích hợp với điều kiện khí hậu, môi trường nơi mà bạn dự định trồng hay không?



theo hoalanvietnam.org

Hoa Lan Bí Kíp #47
Chiêu số 47: Dùng một phần sữa một phần nước để chùi hay làm bóng lá lan. Thật kỳ diệu vì vừa không độc hại mà lại có sẵn.



theo hoalanvietnam.org

chợ nông sản

Hãy khám phá chức năng mới của chúng tôi: tạo gian hàng, đăng sản phẩm để rao bán trực tuyến một cách miễn phí.

Cơ hội để bạn mở rộng kinh doanh, tìm kiếm đối tác và tăng doanh số nhanh nhất.

Bạn cũng đang kinh doanh trong lĩnh vực nông sản?

Tham gia ngay

KỸ THUẬT THỦY SẢN

Kỹ thuật nuôi tôm



Phòng & trị bệnh


Kỹ thuật nuôi cá


Kỹ thuật nuôi các loại thủy hải sản khác


Môi trường nước


Nuôi thủy sản theo mùa


Vật tư & trang thiết bị: thuốc, hóa chất xử lý môi trường, thức ăn, dụng cụ, thiết bị


Nuôi thủy sản theo luật và tiêu chuẩn


An toàn thực phẩm thủy hải sản


Các chuyên đề khác

Video clip nông nghiệp, thủy sản
Hỏi - đáp, thảo luận
Tin tức về các kỹ thuật mới
Các cơ quan khuyến nông - ngư
Các cơ sở đào tạo & nghiên cứu
Sách, giáo trình và website

WEBSITE LIÊN KẾT