Nuôi thỏ công nghiệp

Đánh giá: 0 người đã đánh giá bài báo này.
Người viết: khachnonghoc, ngày 7/29/2013, trong mục "TIN NÔNG NGHIỆP"
Tóm tắt: Nuôi thỏ công nghiệp

Nuôi thỏ công nghiệp

Chuồng trại

Trại nuôi thỏ phải thoáng mát, có ánh nắng ban mai lọt vào, dễ làm vệ sinh, có rào chắn chuột, mèo; chuồng có lưới sắt, có giá đỡ bằng sắt hoặc bằng cây có sơn phủ.

Thỏ giống

Chọn thỏ trong độ tuổi từ sáu tuần đến năm tháng tuổi. Dựa vào các đặc điểm sau: vành tai sạch, không bị ghẻ. Bàn chân và kẽ chân không ghẻ. Mí mắt không sưng vì ghẻ, mắt trong. Lông thỏ mịn và sáng, không bị xù.

Bụng mềm, lông bụng xốp. Đuôi sạch không có dấu hiệu dính phân ướt. Da lưng thỏ mềm, không tróc lông. Cục phân to, tròn và khô. Thỏ nặng chắc và hiếu động, được tiêm chủng ngừa ghẻ, cầu trùng... Không nên mua thỏ đã đẻ hoặc đang có chửa: vì thỏ đã đẻ là thỏ đã bị dạt, còn thỏ có chửa mà di chuyển dễ bị chết hoặc sẽ đẻ non.

Thức ăn

- Rau cỏ khô: Chọn rau cỏ loại nhiều protein và calcium, rửa sạch và phơi vừa khô như: cỏ lông, rau lang, rau muống, lá Trichintera...

- Cám viên: Cám viên phải cho ăn hạn định trong sáu tuần. Thức ăn phải có từ 15-23% chất xơ. Thỏ có khuynh hướng béo phì khi ăn cám, do đó phải hạn chế cho ăn cám sau 7 tháng tuổi. Thỏ cần được cung cấp chất xơ từ cỏ.

- Xơ và protein: Lý tưởng nhất là từ 12-25% chất xơ, protein 14-15%, không dùng protein động vật, calcium 1%, chất béo thấp hơn 2%, bổ sung vitamin.

- Lượng thức ăn : Cám viên 5% đối với trọng lượng cơ thể, rau cỏ khô không hạn chế.

- Rau: Thỏ từ 2,7kg trở lên rất cần rau tươi nhất là rau lang, tránh các loại đậu, cà chua... Không nên cho thỏ ăn rau dại vì có thể gây ngộ độc cho thỏ. Nước đu đủ, nước dứa có tác dụng tiêu hoá lông trong bao tử thỏ, cho uống 1 muỗng canh/lần.

- Nước: Thỏ rất cần nước hơn các loài động vật khác. Một con thỏ cần 50- 200ml nước/ngày. Thỏ cái đẻ cần cho uống nước theo nhu cầu, có khi cần tới 500ml/ngày.

Phòng trị bệnh

Những dấu hiệu thỏ bị bệnh: đi khập khiễng, tư thế không bình thường như lưng gập cong, uốn cong; liếm lông, cào chân, biếng ăn; nghiến răng; hơi thở nhanh hay nặng nhọc; không ngủ; biếng hoạt động.

Một số bệnh thường gặp ở thỏ:

Ung nhọt: Do vi khuẩn Pasteurella gây nên. Rút mủ và điều trị bằng kháng sinh. Giữ môi trường sinh sống sạch sẽ để phòng ngừa.

Cầu trùng: Do ký sinh trùng Eimriastiedae có trong gan, ruột thỏ gây ra. Thỏ bị tiêu chảy, ốm dần, biếng ăn. Dùng Trimethoprim- sulfa để diệt trị. Sử dụng thức ăn, nước uống vệ sinh, chính ngừa vacine.

Tiêu chảy: Do thức ăn, nước uống có vi khuẩn Escherischiacoli. Dùng thuốc trị tiêu chảy cho uống và tiêm. Vệ sinh chuồng trại, cho ăn thức ăn tốt, không bị nấm mộc, ôi thiu.

Ghẻ ở tai và chân : Do ký sinh cuniculi gây ra. Sử dụng thuốc ghẻ sát trùng, bôi vết ghẻ. Dọn vệ sinh, sát trùng chuồng trại.

Lông thỏ trong bao tử . Là do thỏ ăn lông của thỏ khác. Điều trị bằng cách cho uống nước trái dứa (trái thơm), đu đủ. Cho nhốt riêng những con thỏ ăn lông.

Rụng lông: Do rận, ve, bệnh ghẻ, vết thương... gây ra. Sử dụng thuốc trị ve, rận, ghẻ..., thường xuyên vệ sinh chuồng trại sạch sẽ.

Ngoài ra còn phòng trị một sổ bệnh như: thận, viêm đường ruột, viêm vú, viêm tinh hoàn, viêm đường hô hấp...

Nông thôn ngày nay - ND, 21/10/2005

 

 

Nuôi thỏ đem lại hiệu quả cao

Khác với lợn, gà, vịt… sử dụng 90-95% thức ăn tinh, thỏ là con vật có khả năng sử dụng nhiều thức ăn thô xanh như các loại cỏ, lá cây… Tùy theo phương thức chăn nuôi, tỷ lệ thô xanh trong khẩu phần có thể thay đổi từ 50-55% hoặc có thể từ 80-85%.

Trong chăn nuôi thỏ, vốn đầu tư con giống, chuồng trại ban đầu thấp, thỏ đẻ khỏe, trung bình mỗi 1 năm khoảng 6-7 lứa, mỗi lứa 6-7 con, sau 3 tháng nuôi thịt xuất chuồng khoảng 1,7-2kg/con. Ngoài ra thịt thỏ còn giàu và cân đối dinh dưỡng hơn các loại thịt khác: đạm cao 21% (trâu bò 17%, thịt lợn 15%, gà 21%), mỡ thấp: 10% (gà 17%, bò 25%, lợn 29,5%), giàu chất khoáng: 1,2% (bò 0,8%, gà 0,8%, lợn 0,65%).

Một trong những gia đình chăn nuôi thỏ thực sự có hiệu quả là hộ anh Nguyễn Văn Đoài ở đường Thăng Long (khu phố 3, phường Phú Lâm, TP Tuy Hòa, Phú Yên). Gia đình anh Đoài bắt đầu nuôi thỏ từ năm 2005 với 11 con thỏ giống bố mẹ Newzealand từ một người anh ở huyện Sơn Tây (Hà Tây).

Tham khảo các tài liệu kỹ thuật nuôi thỏ của Trung tâm Khuyến nông quốc gia, anh xây dựng hệ thống chuồng trại để chăn nuôi theo hướng sinh sản. Mỗi tháng thỏ đẻ một lứa, mỗi lứa ít nhất là 3 con, nhiều nhất có khi đến 10 con. Sau 10 ngày thỏ con mở mắt và tập ăn cùng mẹ, được 25 ngày thì có thể tách mẹ. Sau 3 tháng, thỏ đạt trọng lượng từ 2,7 – 3,2 kg/con, sau 5 tháng tuổi thỏ đạt 4-5kg/con và có thể bắt đầu sinh sản. Từ 11 con thỏ giống ban đầu, anh hiện có 45 con thỏ sinh sản và cho xuất chuồng khoảng 250 con thỏ con.

Theo anh Đoài, thỏ không kén chọn thức ăn. Có thể tận dụng các loại rau củ quả, rau muống biển, cỏ, ngô, thóc… làm thức ăn cho thỏ. Anh ước tính 1 con thỏ sau khi nuôi được 3,5 tháng, trọng lượng có thể đạt khoảng 3kg.

Anh Đoài cho biết, việc nuôi thỏ tuy đơn giản, ít tốn kém, nhưng muốn thành công thì người nuôi cần lưu ý những vấn đề sau:

- Phải có sổ sách quản lý, theo dõi đàn chặt chẽ.

- Chuồng trại phải luôn sạch sẽ, thoáng mát, không mưa tạt gió lùa.

- Thức ăn phải được rửa sạch và để ráo hẳn nước mới cho thỏ ăn.

- Cần bổ sung thêm thức ăn tinh cho thỏ.

- Cần phải triệt để tiêm phòng vacxin VHD trên đàn thỏ.

THÀNH NHÂN - Phú Yên, 7/9/2006

 

 

Phương pháp nuôi thỏ công nghiệp

Trong kỹ thuật nuôi thỏ công nghiệp, yếu tố chuồng trại, chọn giống thỏ, thức ăn sạch, vệ sinh phòng ngừa bệnh tốt sẽ quyết định sự thành công. Thiết kế chuồng nuôi thỏ phải thoáng, ánh nắng ban mai lọt vào, dễ chăm sóc và làm vệ sinh, có rào chắn tránh chuột và mèo gây hại. Chuồng bằng lưới... Xem chi tiết


Chia sẻ bài báo này với bạn bè.


Ý kiến bạn đọc

Viết bình luận của bạn
Name:
E-mail:
Lời bình:
Insert Cancel


Các bài báo cùng chuyên mục Các bài báo cùng chuyên mục

Nuôi gia súc


Nuôi gia cầm


Nuôi các loại khác


Phòng và trị bệnh cho cây trồng, vật nuôi


Trồng cây ăn trái


Trồng rau đậu, hoa màu


Trồng cây lương thực


Trồng hoa, cây cảnh


Trồng cây rừng, cây công nghiệp


Cây làm thuốc, con làm thuốc

Rau hoa quả làm thuốc (Thảo dược)


Trồng các loại cây khác


Phân bón

Phân bón và cách bón phân

Nước tưới và tưới nước

Tưới nước và tiết kiệm nước tưới

Trồng trọt, chăn nuôi theo mùa


Vật tư, trang thiết bị nông nghiệp


Bảo quản, chế biến sau thu hoạch


Các chuyên đề nông nghiệp khác



































NÔNG HỌC TRÊN FACEBOOK
HÃY KẾT NỐI VỚI NÔNG HỌC
Giỏ hàng

Bạn chưa bỏ gì vào giỏ hàng

Lịch sử hóa đơn

GIÁ NÔNG SẢN
Lợn hơi
55,000/Kg
Điều hạt thô
26,000/Kg
Đường Biên Hoà (loại xuất khẩu)
21,000/Kg
Muối hạt
5,500/Kg
Muối iốt
6,000/Kg
Gà Tam Hoàng hơi
72,000/Kg
Gà Công nghiệp hơi
45,000/Kg
Thịt nạc đùi bò
220,000/Kg
Thịt bò thăn
260,000/Kg
Thịt lợn đùi
85,000/Kg
Thịt nạc
95,000/Kg
Trứng vịt
34,000/Kg
Trứng gà công nghiệp
25,000/Kg
Vừng vàng loại 1
65,000/Kg
Đậu đen loại 1
50,000/Kg

Xem giá các mặt hàng khácXem giá các mặt hàng khác

Top 5 Ecommerce Platforms To Build A Website Store In 2021
by SmartOSC Zoho
Thực Hư Chuyện Tinycat99 Lừa Đảo? Có Nên Tin Tưởng Nhà Cái Tinycat99?
by nguyenbich
Điểm cung cấp trực tiếp Máy lạnh giấu trần MITSU HEAVY nối gió giá hữu nghị
by maylanhvinhphat
Kim cương 5 ly có giá bao nhiêu? 5 ly là bao nhiêu carat?
by duyhung1123456
Chọn ổ nhẫn kim cương đẹp - Những cách chọn ổ nhẫn hảo hạng
by duyhung1123456
HOA LAN BÍ KÍP

Hoa Lan Bí Kíp #64
Chiêu số 63: Dùng nhiều phân có hại hơn là dùng vừa đủ. Đừng tưởng bón quá nhiều phân là làm cho cây mau lớn mà là giết cây



theo hoalanvietnam.org

Hoa Lan Bí Kíp #54
Chiêu số 54: Phân chia cây là một vấn đề. Cần lưu ý là cây càng lớn thì cho ta càng nhiều giò hoa.



theo hoalanvietnam.org

Hoa Lan Bí Kíp #24
Chiêu số 24: Hoa lan thích phun nước như sương.



theo hoalanvietnam.org

Hoa Lan Bí Kíp #53
Chiêu số 53: Dùng lưỡi dao cạo "xài rồi bỏ" (disposable razor blades) để cắt rễ hay chia cây; sau đó bỏ đi. Tính ra chỉ có 5 cent cho mỗi cây.



theo hoalanvietnam.org

Hoa Lan Bí Kíp #39
Chiêu số 39: Rễ lan được coi như buồng phổi. Chúng cũng cần không khí để thở. Giữ cho chúng đừng bị ngộp trong đất trồng.



theo hoalanvietnam.org

Hoa Lan Bí Kíp #10
Chiêu số 10: Cây lan có thể xuống giá rất nhanh. Hiện tại mong muốn sở hữu độc quyền một cây lai rất khó vì công nghệ nuôi cấy lan bây giờ phát triển quá nhanh.



theo hoalanvietnam.org

Hoa Lan Bí Kíp #40
Chiêu số 40: Chất lưu-huỳnh (diêm sinh) có thể dùng để bôi vào chỗ cắt để giảm thiểu bệnh tật.



theo hoalanvietnam.org

Hoa Lan Bí Kíp #9
Chiêu số 9: Nên tập nhớ tên khoa học của lan, sau này sẽ giúp ích chúng ta rất nhiều khi lựa chọn cây lai.



theo hoalanvietnam.org

Hoa Lan Bí Kíp #54
Chiêu số 54: Phân chia cây là một vấn đề. Cần lưu ý là cây càng lớn thì cho ta càng nhiều giò hoa.



theo hoalanvietnam.org

Hoa Lan Bí Kíp #37
Chiêu số 37: Nếu cây lai giống Sophrolaeliacattlya không mọc mạnh thì đem bỏ vào cooler và tăng ánh sáng chung quanh để giúp cây phát triển.



theo hoalanvietnam.org

chợ nông sản

Hãy khám phá chức năng mới của chúng tôi: tạo gian hàng, đăng sản phẩm để rao bán trực tuyến một cách miễn phí.

Cơ hội để bạn mở rộng kinh doanh, tìm kiếm đối tác và tăng doanh số nhanh nhất.

Bạn cũng đang kinh doanh trong lĩnh vực nông sản?

Tham gia ngay

KỸ THUẬT THỦY SẢN

Kỹ thuật nuôi tôm



Phòng & trị bệnh


Kỹ thuật nuôi cá


Kỹ thuật nuôi các loại thủy hải sản khác


Môi trường nước


Nuôi thủy sản theo mùa


Vật tư & trang thiết bị: thuốc, hóa chất xử lý môi trường, thức ăn, dụng cụ, thiết bị


Nuôi thủy sản theo luật và tiêu chuẩn


An toàn thực phẩm thủy hải sản


Các chuyên đề khác

Video clip nông nghiệp, thủy sản
Hỏi - đáp, thảo luận
Tin tức về các kỹ thuật mới
Các cơ quan khuyến nông - ngư
Các cơ sở đào tạo & nghiên cứu
Sách, giáo trình và website

WEBSITE LIÊN KẾT