Phòng trừ sâu, rầy bảo vệ ngọn xoài
|
|
Đánh giá: 0 người đã đánh giá bài báo này.
Người viết: khachnonghoc,
ngày 7/29/2013,
trong mục "
TIN NÔNG NGHIỆP"
Tóm tắt: Phòng trừ sâu, rầy bảo vệ ngọn xoài
Phòng trừ sâu, rầy bảo vệ ngọn xoài
Sâu đục ngọn xoài có tên khoa học Chlumetia transversa họ Noctuidae thuộc bộ Lepidoptera. Bướm trưởng thành có màu nâu, chiều dài sải cánh 17-18 mm, chúng đẻ trứng trên chồi mới ra lá non hay chùm bông hoặc trên lá.
Sau khi nở, sâu non đục vào trong ngọn chồi non hay bông xoài, làm các chồi, bông bị hại héo khô, không cho trái được và hư thối cả ngọn. Nếu sâu tấn công trên nhiều chùm bông hay ngọn xoài sẽ làm cho cây suy kiệt, tạo điều kiện cho các loại nấm bệnh tấn công, sẽ làm bông bị rụng, ngọn hư hàng loạt, xoài không cho trái và có thể dẫn đến chết cây.
Ngoài sâu đục ngọn, cây xoài còn có thể bị rầy bông xoài tấn công gây hại nghiêm trọng. Rầy bông xoài có tên khoa học Idioscopus nitidulus (họ Cicadellidae, bộ Hemiptera) có kích thước khá nhỏ, khoảng 4 mm, cánh màu nâu với một băng trắng nằm ngang phần tiếp giáp với ngực.
Rầy trưởng thành đẻ trứng rải rác trong lá non, chồi non hoặc cánh hoa rồi chích hút làm lá bị cong, quăn, rìa lá khô, hoa bị khô, trái non không phát triển và rụng. Ngoài ra, rầy còn thải phân lỏng có chứa dịch đường thu hút nấm bồ hống phát triển sẽ làm đen cuống hoa và ảnh hưởng giá trị thương phẩm của trái.
Muốn cho xoài ra hoa kết trái tốt và đạt năng suất chất lượng ngon, thì ngoài việc chăm sóc bón phân, cắt tỉa, tưới nước thông thường… vấn đề bảo vệ ngọn xoài cho đủ lá và lá đủ tuổi già để có thể ra hoa, đậu trái là cực kỳ quan trọng và phải quan tâm thường xuyên suốt mùa sau khi thu hái trái.
Để bảo vệ ngọn xoài và phòng chống hai đối tượng gây hại nặng này, các chủ vườn cần tiến hành như sau:
- Cắt tỉa và gom tập trung lại những cành nhánh bị nhiễm sâu bệnh héo rủ hay chết khô rồi dùng lửa tiêu hủy, phát dọn vệ sinh vườn xoài cho thông thoáng, kết hợp vun xới gốc, bón phân, tưới và điều tiết nước… theo đúng kỹ thuật.
- Phun thuốc phòng trừ định kỳ, đặc biệt phun tập trung vào ngọn non khi xoài ra lá non, ra hoa được 7-10 ngày (khi kích cỡ lá đạt 2/3 lá thật). Chú ý chọn các loại thuốc đặc hiệu, ít độc hại để không diệt các loài thiên địch.
- Nên thả kiến vàng để chúng giúp diệt sâu, rầy bảo vệ vườn xoài.
- Sau mỗi vụ thu hoạch trái xong phải cắt tỉa bỏ bớt cành, nhánh vô hiệu, dọn vệ sinh tàn lá xoài để tạo thông thoáng, phá nơi trú ẩn của sâu rầy, diệt mầm nấm bệnh và quan trọng hơn là kích thích xoài ra cành lá mới để được “trẻ hóa” cho vụ sau xoài ra hoa, trái tốt hơn.
Quan tâm chăm sóc tàng lá vườn xoài, thường xuyên cắt tỉa, dọn vệ sinh cho thông thoáng và bảo vệ tốt chồi hoa, ngọn non là yếu tố quan trọng giúp xoài cho năng suất cao, chất lượng trái ngon./.
Kỹ sư Nguyễn Văn Thước - Báo Cà Mau, 10/01/2011
www.vietlinh.vn
Phòng trừ một số loại sâu bệnh hại bông xoài
Hiện nay đang vào thời điểm xoài ra bông, đậu trái. Trong thời điểm này xoài dễ bị bệnh rầy bông, sâu ăn bông, ruồi đục trái và thán thư. Do đó, bà con nông dân nên thường xuyên thăm vườn nếu phát hiện xoài bị bệnh thì nhanh chóng phòng trừ theo một số phương pháp sau:
1/ Rầy bông xoài
- Đây là đối tượng gây hại nguy hiểm cho cây xoài ở vùng Đông Nam bộ vào thời kỳ cây ra hoa, nếu không kịp thời phòng trừ có thể giảm năng suất hoặc mất trắng vụ xoài.
- Loại rầy hại bông xoài khi trưởng thành, con cái đầu to, tròn, mình dài khoảng 4mm có màu xanh nâu hoặc xanh nhạt, đẻ ra trứng màu trắng sữa dài khoảng 0,8mm. Sau một thời gian trứng nở thành rầy non không cánh, màu sắc biến đổi từ trắng sang xanh rồi vàng đen.
- Loại rầy này thường xuất hiện nhiều khi cây xoài bắt đầu trổ bông, khi trái phát triển mật độ rầy giảm dần. Một con rầy cái đẻ từ 100 - 200 trứng và thường đẻ trong nụ hoa, gân lá, cuống chồi non và cuống hoa. Khi mật độ rầy cao có thể nghe thấy tiếng rầy nhảy xào xạc trong lá. Rầy con mới nở thường sợ ánh sáng nên các vườn xoài rậm rạp thường hay bị bệnh rầy bông nặng hơn. Cả rầy trưởng thành lẫn rầy non đều chích hút nhựa bông và lá non. Bông xoài bị rầy chích hút sẽ chuyển màu nâu, khô và rụng. Ngoài ra, chỗ vết chích, đẻ trứng của rầy trên bông và cuống lá non cũng gây vết thương có thể làm chết khô bộ phận này.
- Rầy bông xoài còn có đặc điểm tiết ra chất mật ngọt làm môi trường cho nấm bồ hóng phát triển trên lá và hoa ảnh hưởng đến quang hợp của cây.
- Cách phòng trừ rầy bông là xén tỉa cành, vệ sinh vườn sau thu hoạch. Trước khi xoài ra bông 1-2 tuần đặt bẫy đèn, dưới bẫy đặt thau nước pha xà bông với dầu hôi để thu hút và diệt rầy trưởng thành. Cách này chỉ áp dụng vào những đêm không trăng và khi rầy chưa đẻ trứng. Còn vào giai đoạn xoài ra nụ hoa, nếu phát hiện rầy phun xịt thuốc Apolo 25WP, Trebon 20WP, Butyl 400 SC... để diệt rầy, song tránh phun thuốc khi xoài đang ra bông.
2/ Sâu ăn bông
- Sâu ăn bông là do một loại bướm màu xanh đẻ trứng trên cuống bông, sau một thời gian trứng nở thành sâu non màu nâu đỏ. Sâu non nhả tơ kết dính các bông lại thành từng tổ và ăn trụi bông chỉ trong thời gian ngắn. Loại sâu này phá hại từ khi chùm bông mới nhú cho đến giai đoạn đậu trái và làm giảm số lượng trái trên cây.
- Phòng trừ sâu ăn bông bằng cách khi xoài bắt đầu nở bông, có 5% bông bị hại thì sử dụng thuốc Cyrus 25EC, Perkill 50 EC, Ematox 1.9 EC phun vào buổi chiều mát.
3/ Ruồi đục trái
- Ruồi đục trái khi trưởng thành có màu nâu vàng với các vạch đen trên bụng. Trứng được đẻ dưới lớp vỏ quả, mỗi ổ từ 1- 40 trứng.
- Ruồi đục trái có đặc điểm là thích đẻ trứng trên trái chín, ấu trùng ăn phá bên trong làm cho quả bị thối. Xoài bị ruồi đục trái rất khó xuất khẩu vì đây là đối tượng kiểm dịch của nhiều nước.
- Để diệt được ruồi đục trái nên vệ sinh vườn sạch sẽ, thu gom tiêu hủy các quả bị bệnh, quả rụng. Đồng thời bao trái, thu hoạch khi trái vừa chín. Ngoài ra, dùng chất dẫn dụ Methyl Augenol và thuốc trừ sâu mùi nhẹ treo vào trong tán cây, độ cao từ 1,5-2m để bẫy ruồi đực. Còn lại phun bả protein thủy ngân và thuốc trừ sâu để dẫn dụ ruồi cái. Khi phát hiện ruồi đục trái với số lượng nhiều, phun thuốc Sagothion 50EC, Sumitigi 30EC. Chú ý, phải phun xịt thuốc theo phương pháp 4 đúng.
4/ Bệnh thán thư
- Đây là loại bệnh phổ biến gây hại rất lớn cho cây xoài. Thán thư có thể gây hại nặng cho lá, ngọn, hoa và trái.
- Khi thán thư xuất hiện trên lá thường thấy các vết màu nâu đỏ, các vết bệnh liên kết với nhau tạo thành vết bệnh lớn màu nâu nhạt, xung quanh viền màu nâu thẫm. Sau một thời gian vết bệnh khô đi để lại các vết thủng làm lá xơ xác và rụng.
- Thán thư xuất hiện trên ngọn làm ngọn chuyển màu nâu sậm, lúc đầu nhỏ sau lan rộng làm lá rụng và đọt chết khô. Còn trên chùm hoa, thán thư tạo thành các vết đen nhỏ trên cuống hoa khiến hoa bị khô đen và rụng.
- Khi trái xoài bị thán thư lúc đầu chỉ là các chấm nâu nhỏ, sau đó phát triển thành các đốm đen lõm vào vỏ, thịt làm quả bên trong thối dần.
- Thán thư là loại nấm bệnh lưu tồn trên các cành lá bị bệnh, lây lan phát triển mạnh trong thời tiết nóng ẩm. Khi xoài ra hoa gặp thời tiết có sương, bệnh này sẽ làm hoa bị khô đen và rụng hàng loạt ảnh hưởng rất lớn đến tỷ lệ đậu trái.
- Để phòng trừ được bệnh thán thư phải tiêu hủy cành lá nhiễm bệnh để tránh lây lan. Khi bệnh phát triển nhiều thì tiến hành phun thuốc Amistar 250SC, Carbenda 60WP, Score 250SC... để phòng trừ.
Nguyệt Hạ - Báo Đồng Nai, 23/12/2010
www.vietlinh.vn
Sâu hại chồi xoài
Sâu đục cành non xoài (Chlumetia transversa và
Alcicoides sp.): Chúng thuộc bộ cánh phấn. Thành trùng
là con ngài nhỏ có sải cánh 1,75cm. Con cái đẻ trứng trên lá. Sâu
non khi mới nở ra thì đục ngay vào lá, sau đó chúng đục thẳng
vào đầu các ngọn non, chùm hoa, ăn rỗng phía trong làm cho chồi
non, cành hoa bị héo đi hoặc gãy đổ.
Sâu đục cành lớn xoài (Penicillaria jocosatrix):
Mặc dù không phổ biến nhưng sâu đục cành lớn thuộc bộ Lepidoptera,
họ Noctuidae thường ăn chồi non, làm ngừng sinh trưởng
của cây non trong vườn ươm, cây non và cả trên quả non, cuống
quả. Ngài trưởng thành có cánh dài 25mm, mầu nâu đỏ với
những dấu nhạt chạy ngang cánh trước. Cánh sau màu trắng có rìa
nâu. Trứng màu chanh và đẻ từng quả một ở cả 2 mặt lá
của chồi non. Sau 3-5 ngày trứng nở thành sâu non có màu xanh
nhạt đến xám và dài tới 27 mm bắt đầu đục vào các chồi
non, chồi hoa, cuống quả để gây hại làm héo chồi, gẫy cành và
rụng quả non. Sâu non đẫy sức hoá nhộng trong đất và 16-20 ngày
sau ngài xuất hiện. Sâu thường phát sinh, phát triển nhiều lứa
trong mùa xuân và mùa hè nóng ẩm, nhất là các vùng khí hậu
nhiệt đới. Thực tế thường thấy xuất hiện ở các tỉnh
Quảng Bình trở vào, ít khi thấy ở các tỉnh phía Bắc.
Sâu đục cành xoài (Niphonolea albata và
Niphonolea capito): Chúng cũng thuộc bộ cánh phấn,
thường gây hại bằng cách cắn tiện ngang ngọn của các cành
non để đẻ trứng vào. Sâu non nở ra đục vào mô gỗ làm cành
bị chết khô, thường gây hại nặng trong mùa mưa. Những cành
ngọn sắp ra hoa cũng bị chúng gây hại nặng.
Một số biện pháp phòng trừ :
- Khi thấy các cành non mới bị héo đây là lúc các
sâu non đang đục ngược ra phía ngọn cành, dùng kéo cắt hoặc
bẻ bằng tay rất dễ vì chúng có lỗ đục ngang nên cành dễ gãy,
ta sẽ loại bỏ được các con sâu non.
- Với các cành đã héo khô, lúc này sâu non đã
đục xuống cành lớn hơn qua khỏi lỗ đục ngang ban đầu, ta có
thể cắt sâu xuống một đoạn để loại bỏ sâu non hoặc
nhộng đang nằm trong thân cành. Thu gom các cành này lại để đốt
nhằm hạn chế lây lan vì khi sâu đã đục vào trong cành thì phun
thuốc không có hiệu quả.
- Thường xuyên quan sát, phát hiện sâu, trứng sâu
trên các đợt chồi non, lộc non, nhất là trước khi cây chuẩn
bị ra lộc, ra hoa để kịp thời phun thuốc diệt trừ các con trưởng
thành và trứng mới đẻ. Khi thấy có nhiều trứng hoặc sâu non
có thể dùng các loại thuốc trừ sâu sau đây để phun trừ:
Selecron 500ND, Supracide 50EC, Fastac 5EC, Padan 95SP v.v… pha nồng độ
0,1% phun kỹ cả 2 mặt lá, trên cành nhỏ, trên quả non để tiêu
diệt bọ phấn trưởng thành vào ban đêm khi chúng tiếp cận đẻ
trứng và làm cho các lứa trứng mới đẻ bị hỏng, không nở
được. Phun liên tiếp 2-3 lần, cách nhau 7 ngày để tiêu diệt
triệt để các lứa đẻ gối nhau của bọ phấn. Việc phun
thuốc nên làm vào buổi chiều mát có tác dụng hơn các buổi khác
trong ngày.
NNVN 1/4/2004
www.vietlinh.vn
Phòng Trừ Sâu, Rầy Bảo Vệ Ngọn Xoài
Sâu đục ngọn xoài có tên khoa học Chlumetia transversa họ Noctuidae thuộc bộ Lepidoptera. Bướm trưởng thành có màu nâu, chiều dài sãi cánh 17-18 mm, chúng đẻ trứng trên chồi mới ra lá non hay chùm bông hoặc trên lá.
Sau khi nở, sâu non đục vào trong ngọn chồi non hay bông xoài, làm các chồi,...
Xem chi tiết
Chia sẻ bài báo này với bạn bè.