Bón phân cho xoài Đồng Tiến 15

Đánh giá: 0 người đã đánh giá bài báo này.
Người viết: khachnonghoc, ngày 7/29/2013, trong mục "TIN NÔNG NGHIỆP"
Tóm tắt: Bón phân cho xoài Đồng Tiến 15

Bón phân cho xoài Đồng Tiến 15

Dùng lớp đất mặt trộn với 10-15kg phân chuồng hoai mục, tro trấu, 200g phân lân, dùng hỗn hợp này ém chặt vào hố, đặt bầu cây giống, lấp thêm đất trộn phân và lớp đất mặt làm thành mô.

Sau khi trồng 2 tháng thì bắt đầu bón phân. Dùng phân hỗn hợp NPK theo các công thức 16-16-8; 20-20-15; 15-15-15; 18-12-8... Năm thứ 1 bón 1,2kg/cây, chia đều làm 5 lần vào các tháng 2, 4, 6, 9 và 12. Năm thứ 2 bón 1,2kg/cây, chia đều làm 4 lần. Năm thứ 3 bón 2,4kg/cây, chia đều làm 3 lần. Năm thứ 4 bón 3kg/cây, chia đều làm 3 lần. Năm thứ 5 trở đi cây cho ra trái, sau khi thu hoạch bón 2-3kg vôi/cây, rải đều từ bìa tán vào gốc. Tiếp theo, cắt tỉa cành sâu bệnh, cành gãy, cành mang lá nằm bên trong tán, tỉa bớt các nhánh mang lá chen rậm rạp, tỉa bỏ một vài cành ở ngọn tạo thông thoáng tán. Sau đó, bón thêm 2 lần phân, lần 1 từ 2-4kg/cây (tuỳ tuổi cây), lần 2 cách 1 tháng hoặc lúc cây mang lá non (2-4kg/cây).

Sau khi đậu trái 40 ngày, có thể phun phân bón lá hoặc phun KNO3 16g/8 lít nước, chia đều làm 3 lần, phun cách nhau 10 ngày. Dùng phân hỗn hợp NPK theo tỷ lệ 16-16-8; 15-15-15; 14-10-17, bón 2-3kg phân/cây để nuôi trái. Có thể tăng lượng phân bón nhiều hơn cho năm sau khi năm trước cây đã cho nhiều trái. Hàng năm, cần bón thêm 20-30kg phân chuồng hoai mục/cây, kết hợp lần bón phân hoá học sau khi thu hoạch. Bón phân bằng cách xới đất từ bìa tán cây vào 2/3 bán kính tán, rải phân, trộn vùi phân vào đất, dùng cỏ khô, rơm ủ lại và tưới nước.

NTNN, 9/9/2003

www.vietlinh.vn

 

Bón phân giúp xoài ra hoa sớm để thu trái nghịch vụ

Sau khi thu hoạch trái vào tháng 4-5 (âm lịch), tiến hành cắt cành, tạo tán, loại bỏ các cành sâu bệnh, cành khuất trong tán. Vun xới quanh gốc (từ gốc cho tới hết bóng tán lá) và bón phân cho cây quanh tán ở độ sâu 15-20 cm.

Đặc biệt, cần chú trọng phân chuồng và phân lân trong giai đoạn này. Lượng phân bón nhiều hay ít tùy theo độ tuổi và tình trạng sinh trưởng của cây (cây to, nhiều tuổi nên bón nhiều phân hơn).

- Từ 4-5 năm tuổi: 10-15 kg phân hữu cơ + 2-3 kg NPK mỗi gốc.

- Từ 10-12 năm tuổi: 20 kg phân hữu cơ + 4-5 kg NPK mỗi gốc, sau đó tưới nước, giữ ẩm thường xuyên cho cây.

Đến khoảng đầu tháng 8 dương lịch (tháng 6 âm lịch), tiến hành cắt tỉa lần 2 (tỉa chồi vượt, chồi không đạt tiêu chuẩn) rồi hòa 1-2 kg tưới quanh gốc đồng thời xịt phân bón lá ba lần, mỗi tuần một lần.

Sau tỉa cành, bón phân lần 2, xoài sẽ ra chồi, lá non, chờ khoảng 45-75 ngày cho lá già. Trước khi phun KNO3 khoảng 20-30 ngày không được tưới nước cho cây. Phun với nồng độ 1,5-2% (có thể hòa KNO3 với Atonik hoặc 8 g Thiên nông + 10 cc Agriplex vào một bình 10 lít phun thật đều, ướt đẫm tán lá).

Lưu ý: KNO3 chỉ có tác dụng phá vỡ tình trạng mầm ngủ chứ không có tác dụng giúp cây chuyển chồi thành mầm hoa hay ép ra hoa.

Khoảng ba tuần và 8-10 tuần sau khi đậu trái, bón đạm và ka-li theo tỷ lệ 1:1, có thể bón NK hoặc phân đơn: 0,4-1 kg u-rê +0,3-0,5 kg kali/gốc/lần.

Có thể cung cấp thêm dinh dưỡng cho cây dưới dạng phân bón qua lá bằng các loại có chứa vi lượng. Phun khoảng ba lần, mỗi lần cách nhau ba tuần, phun lần đầu lúc 2-3 tuần sau khi đậu trái. Trong giai đoạn này không nên bón phân lân vì phân lân thường khó phân giải, muốn cây hút được phân lân nuôi trái, nên bón vào giai đoạn sau thu hoạch và trước khi cây ra hoa.

QH - ND - Theo tài liệu khuyến nông

www.vietlinh.vn

 

Bón phân cho xoài

Xoài là cây đòi hỏi nhiều chất dinh dưỡng và có phản ứng mẫn cảm đối với các nguyên tố dinh dưỡng. Bón phân cho xoài rất cần thiết để đạt năng suất cao và góp phân khắc phục hiện tượng cây ra quả cách năm.

- Khi cây còn nhỏ: Lượng phân bón cho một cây là: 300-500g phân NPK (16:16:8) + 300g urê

 Bón làm 2 lần vào đầu và cuối mùa mưa. Hoà phân vào nước tưới cho cây hoặc đào các hố nhỏ, khoảng 4-5 hố quanh gốc cây, hoặc xẻ rãnh vòng quanh gốc, cách gốc 0,5m. Bón phân vào hố hoặc rãnh rồi lấp kín đất.

- Khi cây đã trưởng thành: Lượng phân bón được tăng dần qua các năm trong phạm vi lượng phân nêu sau đây:

2-5kg phân NPK (16:16:8)+1,5-3kg urê.

Chia làm 2 lần để bón: vào đầu mùa mưa khi xoài đang có quả và tháng 9,10 trước khi xoài ra hoa.

Những năm được mùa, xoài cho nhiều quả, cần bón nhiều phân hơn để năm sau vẫn giữ được năng suất của cây.

Nếu thấy cây ra nhiều lá và lá bóng láng cần giảm bớt lượng phân đạm.

Trước khi ra hoa nên phun các loại phân bón lá hoặc phân vi lượng để đảm bảo cho xoài có đủ các nguyên tố dinh dưỡng cần thiết và kích thích cho cây ra nhiều hoa, đậu nhiều quả.

Khi thấy xoài bị nứt thì có thể là do thừa kali hoặc thiếu canxi. Lúc này cần bón bổ sung vôi, hoặc phun Na(NO3)2 hoặc bón CaSO4.

Xoài bị thiếu kali cho quả nhỏ, chát. Vì vậy, cần bón đủ K để qủa xoài to và ngọt.

Khuyến nông Việt Nam

www.vietlinh.vn

 

Sử dụng phân bón cho cây xoài

Xoài ưa đất có tầng sâu, nhưng lại không kén đất về mặt hóa học. Độ pH đất thích hợp cho xoài là 5,5 - 7,5. Tuy nhiên, xoài có thể trồng được cả ở những đất chua hơn và kiềm hơn miễn là không có tầng đá hoặc đá ong quá nông và có tầng nước ngầm đủ sâu. Xoài cũng có nhu cầu rất lớn đối với dinh dưỡng, nhưng hiện chưa có số liệu về mặt này. Việc bón phân cho xoài ở ta chủ yếu là dựa vào kinh nghiệm.

Sử dụng phân bón

Lượng phân bón khuyến cáo cho cây xoài như sau:

· Bón lót khi trồng: Mỗi hố bón 20 - 25 kg phân chuồng hoai + 2,5 kg Super Lân + 1 kg KCl. Đem trộn tổng số phân với 2 phần đất lớp mặt rồi rải quanh gốc cây. Nếu có côn trùng trong đất phá gốc, rễ cây thì cần trộn thêm thuốc sát trùng cần thiết.

· Bón cho cây thời kỳ KTCB: Năm thứ nhất mỗi cây bón 170 g urê (73 g N) + 112 g Super lân, 114 g KCl (68 g K2O). Các năm sau bón tăng dần theo cách năm thứ 2 gấp đôi năm thứ nhất, năm thứ 3 gấp 3 v.v.. Như vậy đến năm thứ 10 bón mỗi cây 1,7 kg urê + 1,12 kg Super lân + 1,14 kg KCl.

· Bón thời kỳ cho quả: Một số tác giả cho rằng, sản lượng xoài đạt cao nhất nếu bón cho mỗi cây 1 kg N + 0,87 kg P2O5 + 1,66 kg K2O.

Các loại phân chuồng và lân bón sớm khi thu hoạch vào tháng 6 - 7, hoặc trước khi phân hóa hoa. Đạm và lân có thể bón 2 lần vào các tháng 1 - 2 khi vừa ra hoa và tháng 6 - 7 khi hình thành đọt mới.

Các tác giả Dương Minh, Võ Thanh Hoàng, Lê Thanh Phong, Võ Hùng Nhiệm (1999) cũng đưa ra quy trình bón phân cho xoài với 300 - 500 g phân NPK 16-16-8 + 300 g urê/cây/năm ở thời kỳ KTCB. Vào thời kỳ kinh doanh bón tối thiểu 2-5 kg phân NPK 16-16-8 + 1,5-3 kg phân urê/cây/năm. Tuy nhiên, bón theo cách này về lâu dài thì kali sẽ bị thiếu.

Sử dụng phân NPK

Ngoài việc bón phân trước khi trồng cây, trong các năm KTCB cần chọn loại phân có tỷ lệ NPK 3:2:1 hay 2:1:1 như 14-8-6; 14-9-9-6; 18-8-8-6; 19-7-8; 20-15-7; 20-10-10 v.v.. mà bón. Khi cây bước sang thời kỳ kinh doanh chọn các loại phân có tỷ lệ NPK 4:1:4 hay 3:1:3 (như NPK 20-7-25) để bón cho xoài ở các tuổi như sau.

Năm thứ nhất: Tính toán để lượng bón cho 1 gốc xoài là 78 g N.

Năm thứ 2: Tính lượng phân bằng cách nhân 78 với 2 = 156 g N/ cây.

Năm thứ 3: Tính lượng phân bằng cách nhân 78 với 3 = 234 g N/ cây.

Năm thứ 4: Tính lượng phân bằng cách nhân 78 với 4 = 312 g N/ cây.

Cứ như vậy cho đến năm thứ 10 ta cần bón cho mỗi gốc là 780 g N/ cây. Lượng phân có thể tăng tối đa đến 1 kg N/ cây thì dừng lại.

Phân bón cho xoài chưa có trái nên chia 2 lần, bón vào đầu mùa mưa và cuối mùa mưa. Bón cho xoài có trái cũng chia 2 lần: Lần 1 vào đầu mùa mưa (lúc xoài mang trái) và lần 2 vào tháng 9-10 dương lịch (trước khi ra hoa)

Sử dụng phân "Con Ó đen" chuyên dùng cho cây ăn quả của Xí nghiệp Phân bón Chánh Hưng bón cho xoài kinh doanh như sau:

(Phân F1 có hàm lượng N: P2O5: K2O là 20-10-10; phân F2 có hàm lượng N: P2O5: K2O là 8-18-8; phân F3 có hàm lượng N: P2O5: K2O là 15-10-20)

- Bón phân trước khi ra hoa (tháng 9-10): Dùng F2 (8-18-8), bón 3-5 kg/ cây.

- Bón phân khi trái đang lớn (tháng 4-5): Dùng F3 (15-10-20), bón 3-4 kg/cây.

Lượng phân bón thay đổi nhiều ít tùy thuộc vào độ lớn của cây và năng suất thu hoạch dự kiến. Cây càng lớn và sản lượng càng cao thì mức bón càng tăng, ngược lại nếu cây nhỏ, còi cần giảm lượng phân bón/cây.

NNVN, 29/9/2003

www.vietlinh.vn

 

Bón Phân Cho Xoài Đồng Tiến 15

Dùng lớp đất mặt trộn với 10-15kg phân chuồng hoai mục, tro trấu, 200g phân lân, dùng hỗn hợp này ém chặt vào hố, đặt bầu cây giống, lấp thêm đất trộn phân và lớp đất mặt làm thành mô. Sau khi trồng 2 tháng thì bắt đầu bón phân. Dùng phân hỗn hợp NPK theo các công thức 16-16-8; 20-20-15;... Xem chi tiết


Chia sẻ bài báo này với bạn bè.


Ý kiến bạn đọc

Viết bình luận của bạn
Name:
E-mail:
Lời bình:
Insert Cancel


Các bài báo cùng chuyên mục Các bài báo cùng chuyên mục

Nuôi gia súc


Nuôi gia cầm


Nuôi các loại khác


Phòng và trị bệnh cho cây trồng, vật nuôi


Trồng cây ăn trái


Trồng rau đậu, hoa màu


Trồng cây lương thực


Trồng hoa, cây cảnh


Trồng cây rừng, cây công nghiệp


Cây làm thuốc, con làm thuốc

Rau hoa quả làm thuốc (Thảo dược)


Trồng các loại cây khác


Phân bón

Phân bón và cách bón phân

Nước tưới và tưới nước

Tưới nước và tiết kiệm nước tưới

Trồng trọt, chăn nuôi theo mùa


Vật tư, trang thiết bị nông nghiệp


Bảo quản, chế biến sau thu hoạch


Các chuyên đề nông nghiệp khác



































NÔNG HỌC TRÊN FACEBOOK
HÃY KẾT NỐI VỚI NÔNG HỌC
Giỏ hàng

Bạn chưa bỏ gì vào giỏ hàng

Lịch sử hóa đơn

GIÁ NÔNG SẢN
Lợn hơi
55,000/Kg
Điều hạt thô
26,000/Kg
Đường Biên Hoà (loại xuất khẩu)
21,000/Kg
Muối hạt
5,500/Kg
Muối iốt
6,000/Kg
Gà Tam Hoàng hơi
72,000/Kg
Gà Công nghiệp hơi
45,000/Kg
Thịt nạc đùi bò
220,000/Kg
Thịt bò thăn
260,000/Kg
Thịt lợn đùi
85,000/Kg
Thịt nạc
95,000/Kg
Trứng vịt
34,000/Kg
Trứng gà công nghiệp
25,000/Kg
Vừng vàng loại 1
65,000/Kg
Đậu đen loại 1
50,000/Kg

Xem giá các mặt hàng khácXem giá các mặt hàng khác

Thực Hư Chuyện Tinycat99 Lừa Đảo? Có Nên Tin Tưởng Nhà Cái Tinycat99?
by nguyenbich
Điểm cung cấp trực tiếp Máy lạnh giấu trần MITSU HEAVY nối gió giá hữu nghị
by maylanhvinhphat
Kim cương 5 ly có giá bao nhiêu? 5 ly là bao nhiêu carat?
by duyhung1123456
Chọn ổ nhẫn kim cương đẹp - Những cách chọn ổ nhẫn hảo hạng
by duyhung1123456
Top các mẫu nhẫn cưới hình trái tim - Tình yêu hạnh phúc và lãng mạn
by duyhung112345
HOA LAN BÍ KÍP

Hoa Lan Bí Kíp #53
Chiêu số 53: Dùng lưỡi dao cạo "xài rồi bỏ" (disposable razor blades) để cắt rễ hay chia cây; sau đó bỏ đi. Tính ra chỉ có 5 cent cho mỗi cây.



theo hoalanvietnam.org

Hoa Lan Bí Kíp #44
Chiêu số 44: Đừng bón phân khi nhiệt-độ cao hơn 85°F (29.5°C)



theo hoalanvietnam.org

Hoa Lan Bí Kíp #13
Chiêu số 13: Cây lan có đốm, chấm hay sọc đen, nâu chưa chắc là đã bị vi rút, nhiểm trùng hay nấm nếu cây non vẫn xanh tốt.



theo hoalanvietnam.org

Hoa Lan Bí Kíp #53
Chiêu số 53: Dùng lưỡi dao cạo "xài rồi bỏ" (disposable razor blades) để cắt rễ hay chia cây; sau đó bỏ đi. Tính ra chỉ có 5 cent cho mỗi cây.



theo hoalanvietnam.org

Hoa Lan Bí Kíp #1
Chiêu số 1: Những nguyên tắc cơ bản cho người trồng lan: - Khô nhưng không hạn. - Ẩm nhưng không ướt.



theo hoalanvietnam.org

Hoa Lan Bí Kíp #74
Chiêu số 74: Nên nhớ chỉ bón ¼ hay ½ một thìa cà phê gạt cho 1 gallon nước (4 lít). Nên áp dụng câu Weekly và Weekly, nghĩa là bón rất loãng và bón mỗi tuần một lần.



theo hoalanvietnam.org

Hoa Lan Bí Kíp #47
Chiêu số 47: Dùng một phần sữa một phần nước để chùi hay làm bóng lá lan. Thật kỳ diệu vì vừa không độc hại mà lại có sẵn.



theo hoalanvietnam.org

Hoa Lan Bí Kíp #36
Chiêu số 36: Sau khi thay chậu, giữ cho cây lan khô ráo 1 tuần làm cho rễ bị gãy, giập chóng lành và tránh nhiễm độc.



theo hoalanvietnam.org

Hoa Lan Bí Kíp #51
Chiêu số 51: Nên giữ lại những nút chai rượu vang (rượu chát) và dùng để trồng lan, nó làm cho thoáng khí chung quanh rễ.



theo hoalanvietnam.org

Hoa Lan Bí Kíp #53
Chiêu số 53: Dùng lưỡi dao cạo "xài rồi bỏ" (disposable razor blades) để cắt rễ hay chia cây; sau đó bỏ đi. Tính ra chỉ có 5 cent cho mỗi cây.



theo hoalanvietnam.org

chợ nông sản

Hãy khám phá chức năng mới của chúng tôi: tạo gian hàng, đăng sản phẩm để rao bán trực tuyến một cách miễn phí.

Cơ hội để bạn mở rộng kinh doanh, tìm kiếm đối tác và tăng doanh số nhanh nhất.

Bạn cũng đang kinh doanh trong lĩnh vực nông sản?

Tham gia ngay

KỸ THUẬT THỦY SẢN

Kỹ thuật nuôi tôm



Phòng & trị bệnh


Kỹ thuật nuôi cá


Kỹ thuật nuôi các loại thủy hải sản khác


Môi trường nước


Nuôi thủy sản theo mùa


Vật tư & trang thiết bị: thuốc, hóa chất xử lý môi trường, thức ăn, dụng cụ, thiết bị


Nuôi thủy sản theo luật và tiêu chuẩn


An toàn thực phẩm thủy hải sản


Các chuyên đề khác

Video clip nông nghiệp, thủy sản
Hỏi - đáp, thảo luận
Tin tức về các kỹ thuật mới
Các cơ quan khuyến nông - ngư
Các cơ sở đào tạo & nghiên cứu
Sách, giáo trình và website

WEBSITE LIÊN KẾT