Kĩ thuật nuôi cá tra và cá basa trong bè: Mùa vụ nuôi và cách cho ăn

Đánh giá: 0 người đã đánh giá bài báo này.
Người viết: khachnonghoc, ngày 7/29/2013, trong mục "TIN NÔNG NGHIỆP"
Tóm tắt: Kĩ thuật nuôi cá tra và cá basa trong bè: Mùa vụ nuôi và cách cho ăn

Kĩ thuật nuôi cá tra và cá basa trong bè: Mùa vụ nuôi và cách cho ăn

MÙA VỤ NUÔI

Ở đồng bằng sông Cửu Long, do có điều kiện thuận lợi khí hậu ấm áp quanh năm, nên có thể thả giống cá nuôi vào bất kỳ thời gian nào trong năm. Điều này chỉ tùy thuộc vào việc các chủ bè thu hoạch bán hết cá thì sẽ nuôi vụ tiếp theo. Nhưng có 2 vụ chính để thả giống vào bè như sau: Thời gian gần đây, giống cá basa không đủ cung cấp cho người nuôi và giá quá cao, nên một số chủ bè đã kéo dài thêm thời gian nuôi 6-9 tháng nữa, vì vậy cỡ cá thu hoạch cũng lớn hơn (có thể đạt 1,8 - 2,2 kg/con).

Trong quá trình nuôi, chỉ thu hoạch một lần hết số cá. Vì kinh nghiệm cho thấy, nếu thu hoạch một phần (thu tỉa), thì số cá còn lại dễ bị sốc, thường bỏ ăn dẫn đến hao hụt lớn. Chủ bè có thể mong đợi khi thu hoạch có giá bán cao để có lợi nhuận nhiều hơn. 

THỨC ĂN NUÔI CÁ BÈ

1. Các nguồn nguyên liệu dùng chế biến thức ăn cho cá.

Nguyên liệu dùng làm thức ăn cho cá tương đối phong phú và dễ kiếm ở các địa phương đồng bằng sông Cửu Long. Có thể kể đến các loại như: cám gạo, tấm, bột bắp, đậu nành, bánh khô dầu, bột cá, cá tạp vụn, rau xanh, cơm dừa, v.v... Trong đó 3 thành phần chính là cám gạo, cá tạp và rau xanh được sử dụng nhiều nhất để chế biến thức ăn cho cá nuôi bè hiện nay. 

Dựa vào đặc tính ăn tạp và dễ chuyển đổi thức ăn mà vẫn tăng trọng nhanh, người nuôi có thể phối hợp một số thành phần nguyên liệu trên, xay nhuyễn, trộn đều và nấu chín cho cá ăn. Nhìn chung giá trị dinh dưỡng của thức ăn không cao lắm, có hàm lượng đạm thấp, chất bột đường và xơ cao. Nhưng chú ý trong 2-3 tháng đầu tiên cần đảm bảo hàm lượng đạm từ 20-28% để cá có đủ sức và lớn nhanh trong giai đoạn kế tiếp. Thời kỳ tiếp theo cho đến khi thu hoạch, hàm lượng đạm trong thức ăn chỉ khoảng 15-18%, còn chủ yếu vẫn là chất bột đườjng (40-45%), còn lại dành cho chất béo (8-11%), xơ (14 - 20%) và tro (16-22%) (9). Để đạt được giá trị dinh dưỡng trên, thành phần nguyên liệu để phối trộn như sau:

Nguyên liệu   Cá basa  Cá tra Ghi chú
Cá tạp 23 - 27% 15 - 20%  
Cám gạo  55 - 60% 45 - 55%  
Tấm 12 - 15%    
Rau xanh  25 - 30% 40 - 45%  
Thành phần khác 5 - 10%   Cua, ốc, ruột gà

Hiện nay khu vực nuôi cá bè tập trung ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long có tới 99% thức ăn được chế biến hỗn hợp, chỉ có khoảng 1% là thức ăn công nghiệp (thức ăn viên). Sự tiện lợi của thức ăn chế biến hỗn hợp là dễ kiếm từ các nguồn nguyên liệu địa phương và ngư dân có thể chế biến tại bè. Nhưng loại thức ăn này thường giá trị dinh dưỡng thấp, hàm lượng dinh dưỡng không ổn định, mất nhiều thời gian chế biến và cho ăn. Vì vậy thời gian nuôi thường kéo dài và cá tích lũy nhiều mỡ. Để khắc phục tình trạng trên, cần có sự phối chế thành nguyên liệu hợp lý, tăng thêm thành phần nguyên liệu chứa nhiều đạm hơn. Biện pháp dùng thức ăn công nghiệp thay thế dần thức ăn chế biến hỗn hợp cũng cần được chú trọng và khuyến khích áp dụng, có ý nghĩa giữ cho môi trường nước nuôi giảm được ô nhiễm và góp phần sử dụng nguồn cá tạp hợp lý hơn. 

2. Phương pháp chế biến thức ăn

Các nguyên liệu được xay nhuyễn và trộn với thức cám rồi nấu chín (trừ rau xanh), sau đó được trộn đều với rau, có thể pha thêm 1% bột lá gòn để tăng thêm độ kết dính của thức ăn. 

3. Phương pháp cho cá ăn

Thức ăn sau khi ép và cắt thành dạng sợi hoặc viên, được phơi cho se mặt, hoặc nếu không cắt bằng máy thì dùng tay vo viên đưa xuống cho cá ăn. Khâu cho ăn bằng tay tốn nhiều thời gian và lao động. Thức ăn ép cắt bằng máy đã rút ngắn thời gian cho ăn và giảm đáng kể cường độ và nhân lực lao động. Với cá basa, cho ăn từ 2-3 lần/ngày, cá có đặc tính ít tranh ăn và khi ăn no sẽ xuống đáy bè. Đối với cá tra, thường cho ăn 1-2 lần trong ngày. Cá tra háu ăn và tranh mồi nhiều, do đó con lớn thường giành được ăn trước cá con nhỏ hơn. Cá nào đã ăn no sẽ bỏ đi, còn lại những con chưa được ăn no tiếp tục ăn. Vì vậy thời gian cho cá tra ăn thường kéo dài hơn cá basa. Khẩu phần ăn tùy thuộc vào sức ăn của cá, thường từ 3-5% trọng lượng cá/ngày. Hệ số tiêu tốn thức ăn với dạng thức ăn chế biến (đã trình bày ở phần trên) của cá tra trung bình 3-3,2. Thấp hơn so với cá basa, trung bình 3-4. 

Khi cho cá ăn, cần chú ý các điểm sau: 

- Nên cho ăn vào lúc thủy triều lên hoặc xuống để kích thích cá bắt mồi, cá đã ăn no khi nước sông chảy mạnh thì đảm bảo đủ oxy và cá không bị mệt. 

- Thức ăn đưa xuống từ từ hoặc cho ăn nhiều điểm để tất cả đều được ăn. 

- Quan sát hoạt động bắt mồi của cá, theo dõi mức tăng trưởng, mức tiêu thụ thức ăn của đàn cá để kịp thời điều chỉnh phù hợp nhu cầu của cá. 

- Theo dõi tình hình sức khỏe của cá, khi phát hiện bệnh cần phải giảm hoặc ngưng cho ăn để tìm biện pháp xử lý bệnh. 

- Thức ăn chế biến không để lâu hoặc ôi thiu mới cho ăn sẽ dễ gây bệnh cho cá. 

QUẢN LÝ CHĂM SÓC.

Đây là khâu đòi hỏi người nuôi phải hết sức quan tâm và cần nhiều kinh nghiệm để đảm bảo sự thành công của vụ nuôi. 

- Trước khi thả cá bè phải được dọn vệ sinh sạch sẽ, tẩy trùng toàn bộ trong bè, chú ý tất cả các ngóc ngách, góc cạnh của bè, nơi ẩn chứa vi khuẩn có hại và nguồn gây bệnh cho cá. Kiểm tra và thay thế ngay các phần, các chi tiết bị mục, bị hư hại, tu sửa lại hệ thống dây neo, neo, phao và thay mới những phần đã bị hư, đứt. 

- Vào mùa khô (tháng 11 - 4), theo quy luật thủy triều, mỗi ngày có 2 thời điểm nước chảy yếu hoặc chậm (thời gian đổi nước giữa 2 con nước), nên cá dễ bị thiếu oxy. Cần dùng ngay máy đuôi tôm đặt ở đầu bè quạt nước chảy mạnh qua bè để tăng hàm lượng oxy hòa tan trong nước. 

- Vào mùa mưa lũ, nước sông mang nhiều phù sa và lắng đọng nhiều ở đáy bè, cần phải thường xuyên theo dõi và kịp thời dùng máy bơm hoặc máy đuôi tôm quạt nước để thổi bùn ra khỏi bè (3-5 ngày/lần). Chân vịt máy đuôi tôm phải có vòng bảo hiểm để không chạm vào cá hoặc khi bị tuột ra không làm hư bè. 

- Thường xuyên kiểm tra neo và dây neo, nhất là vào mùa lũ, cần tăng cường thêm dây neo khi thấy cần thiết. Phải dự phòng kế hoạch đột xuất trong trường hợp bắt buộc phải di chuyển bè tránh dòng nước lũ quá mạnh. Hàng tuần phải lặn để kiểm tra quanh bè, xem xét lưới kẽm có suy xuyển hoặc hư hại phải lập tức tu sửa. Gỡ bỏ và vớt hết rác rưởi, cây cỏ... bám vào bè làm giảm dòng chảy qua bè. 

TĂNG TRƯỞNG VÀ SẢN LƯỢNG CÁ NUÔI

Sau vụ nuôi 10-12 tháng, cá có thể đạt cỡ 1-1,3kg (cá tra) và 1,3-1,5kg/con (cá basa). Một số bè nuôi lưu cá basa thêm 6-9 tháng, cỡ cá có thể đạt tới 1,8 - 2,2kg/con. Đôi khi cá thu hoạch dựa vào thời điểm, giá cả và lợi nhuận tính toán hoặc phụ thuộc vào người mua (các công ty chế biến xuất khẩu) 

Năng suất nuôi hiện nay khoảng 120kg trên mét khối bè nuôi và sản lượng cá thu hoạch trung bình từ 50-160 tấn/bè tuỳ theo quy cỡ bè. Điều này khẳng định việc nuôi cá basa và cá tra trong bè cỡ lớn với mật độ cao vẫn cho kết quả tốt. Trước khi thu hoạch 2-3 ngày, phải giảm lượng thức ăn và ngày cuối ngưng hẳn. Khi thu cá, dùng lưới bắt từ từ và ngày cuối ngưng hẳn. Khi thu cá, dùng lưới bắt từ từ cho đến hết. 

Nên thu trong một thời gian ngắn để tránh hao hụt và thất thoát. Hiện nay hàng năm khoảng 70% sản lượng cá basa và 30% sản lượng cá tra nuôi bè ở An Giang và Đồng Tháp được thu mua chế biến xuất khẩu. Số còn lại được lưu thông tiêu thụ trong và ngoài tỉnh.

NXB Nông Nghiệp

Kĩ thuật nuôi cá tra và cá basa trong bè: Bè nuôi cá

Thiết kế và xây dựng bè. Bè nuôi cá ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long thường được kết hợp vừa là bè cá vừa là nhà ở. Dựa vào thời gian sử dụng mà chia ra 2 nhóm bè: bè kiên cố và bè tạm thời. Nhóm bè tạm thời thường nhỏ và được đóng bằng tre hoặc loại gỗ chịu nước kém. Bè cỡ trung và cỡ lớn... Xem chi tiết


Chia sẻ bài báo này với bạn bè.


Ý kiến bạn đọc

Viết bình luận của bạn
Name:
E-mail:
Lời bình:
Insert Cancel


Các bài báo cùng chuyên mục Các bài báo cùng chuyên mục

Nuôi gia súc


Nuôi gia cầm


Nuôi các loại khác


Phòng và trị bệnh cho cây trồng, vật nuôi


Trồng cây ăn trái


Trồng rau đậu, hoa màu


Trồng cây lương thực


Trồng hoa, cây cảnh


Trồng cây rừng, cây công nghiệp


Cây làm thuốc, con làm thuốc

Rau hoa quả làm thuốc (Thảo dược)


Trồng các loại cây khác


Phân bón

Phân bón và cách bón phân

Nước tưới và tưới nước

Tưới nước và tiết kiệm nước tưới

Trồng trọt, chăn nuôi theo mùa


Vật tư, trang thiết bị nông nghiệp


Bảo quản, chế biến sau thu hoạch


Các chuyên đề nông nghiệp khác



































NÔNG HỌC TRÊN FACEBOOK
HÃY KẾT NỐI VỚI NÔNG HỌC
Giỏ hàng

Bạn chưa bỏ gì vào giỏ hàng

Lịch sử hóa đơn

GIÁ NÔNG SẢN
Lợn hơi
55,000/Kg
Điều hạt thô
26,000/Kg
Đường Biên Hoà (loại xuất khẩu)
21,000/Kg
Muối hạt
5,500/Kg
Muối iốt
6,000/Kg
Gà Tam Hoàng hơi
72,000/Kg
Gà Công nghiệp hơi
45,000/Kg
Thịt nạc đùi bò
220,000/Kg
Thịt bò thăn
260,000/Kg
Thịt lợn đùi
85,000/Kg
Thịt nạc
95,000/Kg
Trứng vịt
34,000/Kg
Trứng gà công nghiệp
25,000/Kg
Vừng vàng loại 1
65,000/Kg
Đậu đen loại 1
50,000/Kg

Xem giá các mặt hàng khácXem giá các mặt hàng khác

Thực Hư Chuyện Tinycat99 Lừa Đảo? Có Nên Tin Tưởng Nhà Cái Tinycat99?
by nguyenbich
Điểm cung cấp trực tiếp Máy lạnh giấu trần MITSU HEAVY nối gió giá hữu nghị
by maylanhvinhphat
Kim cương 5 ly có giá bao nhiêu? 5 ly là bao nhiêu carat?
by duyhung1123456
Chọn ổ nhẫn kim cương đẹp - Những cách chọn ổ nhẫn hảo hạng
by duyhung1123456
Top các mẫu nhẫn cưới hình trái tim - Tình yêu hạnh phúc và lãng mạn
by duyhung112345
HOA LAN BÍ KÍP

Hoa Lan Bí Kíp #60
Chiêu số 60: Khi tưới nước, đặt chậu lan trên đĩã hứng hoặc đem lại bồn rửa chén và tưới cho đến khi nước hoàn toàn chảy qua lỗ chậu.



theo hoalanvietnam.org

Hoa Lan Bí Kíp #35
Chiêu số 35: Nên thay chậu ít nhất mỗi 2 năm một lần và chỉ tưới sau một tuần lễ.



theo hoalanvietnam.org

Hoa Lan Bí Kíp #49
Chiêu số 49: Nên tưới vào buổi sáng, chứ đừng tưới vào lúc buổi chiều nóng bạn đi làm về.



theo hoalanvietnam.org

Hoa Lan Bí Kíp #82
Chiêu số 82: Khi tưới phải đợi cho khô rồi mới tưới và tưới cho thật đẫm, hoặc tưới đi rồi tưới lại.



theo hoalanvietnam.org

Hoa Lan Bí Kíp #54
Chiêu số 54: Phân chia cây là một vấn đề. Cần lưu ý là cây càng lớn thì cho ta càng nhiều giò hoa.



theo hoalanvietnam.org

Hoa Lan Bí Kíp #19
Chiêu số 19: Nếu bạn đang định trồng cây lan Hồ-Điệp trên một nhánh cây thì cây nhánh cây bưởi là tốt nhất.



theo hoalanvietnam.org

Hoa Lan Bí Kíp #50
Chiêu số 50: Để cho cây lên đều nên xoay chậu thường xuyên. Để giữ rễ mọc trong chậu, ta nên xoay sao cho rễ hướng về nguồn sáng.



theo hoalanvietnam.org

Hoa Lan Bí Kíp #54
Chiêu số 54: Phân chia cây là một vấn đề. Cần lưu ý là cây càng lớn thì cho ta càng nhiều giò hoa.



theo hoalanvietnam.org

Hoa Lan Bí Kíp #28
Chiêu số 28: Bạn đừng bao giờ tưới quá nhiều nước cho cây mà chỉ nên tưới nhiều lần cho cây mà thôi.



theo hoalanvietnam.org

Hoa Lan Bí Kíp #34
Chiêu số 34: Dùng lá khuynh-diệp nhỏ bỏ vào mỗi chậu cây lan Hồ-Điệp sẽ ngăn được rệp nhện (spider-mites).



theo hoalanvietnam.org

chợ nông sản

Hãy khám phá chức năng mới của chúng tôi: tạo gian hàng, đăng sản phẩm để rao bán trực tuyến một cách miễn phí.

Cơ hội để bạn mở rộng kinh doanh, tìm kiếm đối tác và tăng doanh số nhanh nhất.

Bạn cũng đang kinh doanh trong lĩnh vực nông sản?

Tham gia ngay

KỸ THUẬT THỦY SẢN

Kỹ thuật nuôi tôm



Phòng & trị bệnh


Kỹ thuật nuôi cá


Kỹ thuật nuôi các loại thủy hải sản khác


Môi trường nước


Nuôi thủy sản theo mùa


Vật tư & trang thiết bị: thuốc, hóa chất xử lý môi trường, thức ăn, dụng cụ, thiết bị


Nuôi thủy sản theo luật và tiêu chuẩn


An toàn thực phẩm thủy hải sản


Các chuyên đề khác

Video clip nông nghiệp, thủy sản
Hỏi - đáp, thảo luận
Tin tức về các kỹ thuật mới
Các cơ quan khuyến nông - ngư
Các cơ sở đào tạo & nghiên cứu
Sách, giáo trình và website

WEBSITE LIÊN KẾT